Tuổi trẻ Thanh Hóa tiến quân vào khoa học kỹ thuật
Với tinh thần “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những năm qua, tuổi trẻ Thanh Hóa đã tích cực tiến quân vào khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ số vào cuộc sống, qua đó phát huy được sức trẻ trong lao động sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Là đơn vị dẫn đầu trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Thanh Hóa, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hiện có 101 tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc, trên 12.000 đoàn viên thanh niên đang tham gia sinh hoạt. Với đặc thù các cơ sở Đoàn nằm trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, sở, ban ngành cấp tỉnh, đơn vị trường học, doanh nghiệp lớn nên việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công tác chuyên môn và sản xuất được các cấp bộ Đoàn trong Khối đặc biệt chú trọng. Thông qua nhiều phong trào như "Tuổi trẻ sáng tạo", "Ba trách nhiệm"; "Nghiên cứu khoa học";… đoàn viên thanh niên trong khối đã tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học vào thực hiện có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình mà các đoàn cơ sở đã ứng dụng khoa học công nghệ theo từng phần việc cụ thể, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao.
Chị Lê Thị Hòa, Phó Bí thư đoàn cơ sở Viễn thông Thanh Hóa, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cho biết: "Với vai trò là đơn vị chủ lực cung cấp các lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Đoàn Viễn thông Thanh Hóa có hơn 300 đoàn viên thanh niên, chúng tôi luôn nỗ lực hết minh để hoàn thành tốt các công việc trong việc chuyển đổi số; đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Chúng tôi đã triển khai được các dịch vụ, phần mềm quản lý văn bản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; ứng dụng thanh toàn không dùng tiền mặt cho các khách hàng, thuận tiện cho các khách hàng mua bán trên các sàn thương mại điện tử."
Anh Tống Quốc Vượng, Phó Bí thư đoàn Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa có 800 cán bộ, trong đó, số lượng đoàn viên thanh niên chiếm khoảng 1/4. Thời đại công nghệ 4.0, công ty đã mua sắm nhiều máy móc từ bên nước ngoài để đoàn viên thanh niên có thế nghiên cứu thuốc có độ chính xác cao, đồng thời có thể kiểm soát được quá trình sản xuất, quá trình cung cấp thuốc ra bên ngoài. Bên cạnh đó, công ty còn trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại tại các phòng, ban để đoàn viên thanh niên có thể kết nối thông tin được lại với nhau, truy xuất dữ liệu để nắm bắt tình hình một cách nhanh nhất."
Chị Nguyễn Thị Mai, Phó bí thư Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong thời gian qua, chúng tôi đã triển khai sâu rộng đến cán bộ, học sinh, sinh viên khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh đẩy mạnh các phong trào "sáng tạo trẻ", phong trào nghiên cứu khoa học và xem đây là thế mạnh của tuổi trẻ đoàn khối. Hàng năm, Đoàn khối đã giao chỉ tiêu cho các cơ sở đoàn, đoàn viên thanh niên về phát huy, đề xuất các ý tưởng phục vụ trong lao động sản xuất cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Chúng tôi khuyến khích đoàn viên tích cực tham gia vào chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh phong trào thanh niên với cải cách hành chính nhà nước, tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình, phần việc thanh niên mang tính chiều sâu và bền vững. Chúng tôi tổ chức các hội thảo, diễn đàn, hội thi về hội nhập quốc tế để góp phần nâng cao năng lực về hội nhập quốc tế cho thanh niên."
Là huyện miền núi phía Tây của Thanh Hóa, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tuổi trẻ đoàn thanh niên huyện Thường Xuân luôn tiên phong áp dụng công nghệ số vào cuộc sống, sản xuất. Theo đó, đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đã và đang triển khai các hoạt động gắn với chủ đề công tác "Năm chuyển đổi số các hoạt động của đoàn". Đoàn thanh niên khối công chức, viên chức tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả công việc. Nhiều đoàn cơ sở đã hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, quét mã QR hay cấp đăng ký xe ô tô, xe máy, cấp căn cước công dân. Từ đó, người dân địa phương tiếp cận gần hơn với công nghệ số.
Đại úy Lưu Đình Thường- Bí thư chi đoàn công an huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cho biết: "Chi đoàn công an huyện Thường Xuân tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng tập trung thời gian nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo công an hiện thực hiện có hiệu quả trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện đạt đề án 06, từng bước thay đổi tư duy và người dân trong tiếp nhận, cải cách thủ tục hành chính; giải quyết chuyên môn nghiệp vụ của công an. Chi đoàn thành lập các đội hình thanh niên hướng dẫn nhân dân thực hiện giải quyết các bước trên cổng dịch vụ công trực tuyến; ở trong công an huyện, lực lượng thanh niên là lực lương xung kích tiếp cận, sử dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào công tác chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng công an."
Em Bùi Văn Minh, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa chia sẻ: "Em đến đây làm căn cước công dân thấy các anh chị đoàn viên, các chú công an làm việc rất nhiệt tình. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp căn cước công dân giúp nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều."
Điểm nhấn trong hoạt động của huyện đoàn Thường Xuân là khích lệ, động viên đoàn viên thanh niên phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai; ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên cùng 1 đơn vị diện tích. Nhiều cán bộ, đoàn viên thanh niên đã phát huy tinh thần "dám nghĩa, dám làm", tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Tiêu biểu như anh Lương Ngọc Lai, Bí thư Đoàn xã Luận Thành đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư nuôi gà theo tiêu chí "chất, xanh và sạch". Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mỗi năm, trang trại gà của gia đình anh xuất bán 3 lứa, mỗi lứa 1 vạn con, mang lại nguồn thu 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi hơn 200 triệu đồng. Hay như anh Hà Việt Huy, xã Xuân Cao đã cùng với bàn bè, người thân mạnh dạn đầu tư gần 300 triệu đồng xây dựng giàn mái che, hệ thống tưới nước bán tự động và đưa hơn 500 cây nho Hạ Đen về trồng trên diện tích 5 sào. Ngay từ vụ đầu tiên, vườn nho của anh đã mang lại nguồn thu gần 150 triệu đồng. Với mong muốn phát triển ổn định và bền vững, cuối năm 2021, anh Huy đã đứng ra thành lập hợp tác xã phát triển nông nghiệp xanh Huy Sơn gồm 8 thành viên. Hiên tại, anh tiếp tục thuê lại đất nông nghiệp của các hộ dân đầu tư mở rộng diện tích trồng nho lên 9 sào; đồng thời đưa thêm 700 cây nho Hạ Đen và 50 gốc nho sữa Hàn Quốc về trồng, nâng tổng số gốc nho của hợp tác xã lên hơn 1.200 cây.
Anh Hà Việt Huy, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cho biết: "Để cây nho sinh trương, phát triển tốt, tôi đã đầu tư 7ngàn m2 nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc."
Anh Lương Ngọc Lai, Bí thư Đoàn xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa cho biết thêm: "Mô hình nuôi gà bước đầu mình nuôi theo hình thức bản địa nhưng hiệu quả không như mong muốn. Sau đó, mình đã tìm tòi, phối hợp với một số công ty, doanh nghiệp, mình đã chọn 2 công ty là Gasavi và công ty Lương Thanh ở Hòa Bình để phối hợp làm công tác giống cũng như sản xuất đầu ra. Sau đó, thực hiện công nghệ men vi sinh ứng dụng trong chăn nuôi để giảm mùi hôi thối, không làm giảm môi trường xung quanh. Sau 1 thời gian thử nghiệm thành công, mình đã nhân rộng mô hình cho các bạn đoàn viên thanh niên trong toàn xã thực hiện theo. Hiện toàn xã có 5 mô hình chăn nuôi gà từ ứng dụng công nghệ men vi sinh. Bản thân đã ứng dụng công nghệ chăn nuôi khép kín, nuôi gà thả vườn, lấy phân gà nuôi giun quế và lấy phân giun quế ủ để trồng các rau củ quả trong nhà lưới; lấy giun quế phối hợp với 1 số loại thức ăn ở địa phương để trộn cho gà."
Anh Hoàng Văn Giang, Bí thư Huyện đoàn huyện Thường Xuân, Thanh Hóa chia sẻ: "Trong nhiều năm qua, Đoàn thanh niên huyện Thường Xuân luôn xác định lực lượng đoàn viên là lực lượng nòng cốt đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số vào trong công tác chuyên môn. Ban thường vụ huyện đoàn tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đoàn viên thanh niên. Đối với khối lực lượng khối hành chính sự nghiệp, khối công chức, viên chức chúng tôi cho triển khai các lớp huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật đẩy mạnh phá triển xã hội số, trong đó chú trọng thực hiện các đề tài, sáng kiến cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ người dân tiếp cận với thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt."
Xác định tuổi trẻ là lực lượng tiên phong tiến quân vào khoa học kỹ thuật, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, cơ quan, đơn vị, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã quán triệt các cơ sở Đoàn tăng cường nhận thức cho đoàn viên thanh niên về ý nghĩa, tầm quan trọng của khoa học công nghệ, từ đó áp dụng vào các hoạt động của Đoàn. Đoàn viên thanh niên phải chủ động, sáng tạo, là người đi đầu trong việc phát huy sáng kiến kinh nghiệm, ứng dụng khoa học công nghệ vào học tập, lao động và sản xuất.
Anh Trương Khắc Quỳnh, Bí thư đoàn thanh niên Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa cho biết: "Lực lượng đoàn viên thanh niên của Bệnh viện Nội tiết Thanh Hóa hiện nay chiếm 2/3 số cán bộ của bệnh viện. Những năm qua, chúng tôi tích cực học tập,ứng dụng nhiều tiết bộ khoa học kỹ thuật mới vào khám và điều trị cho bệnh nhân... Mỗi năm, cán bộ và đoàn viên thann niên của bệnh viện thực hiện 20 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các cấp khác nhau như cấp tỉnh, cấp cơ sở. Cụ thể như đề tài nghiên cứu mổ nội soi tuyến giáp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đề tài nghiên cứu về tương tác thuốc để giảm phản ứng có hại cho bệnh nhân hay đề tài nghiên cứu giảm thiểu chi phí trực tiếp cho bệnh nhân và chi phí gián tiếp cho người nhà bệnh nhân."
Trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, toàn tỉnh đã có 132.200 ý tưởng, sáng kiến phục vụ cho học tập, lao động, sản xuất và đời sống đã được cán bộ, đoàn viên, thiếu niên nhi đồng đề xuất. Có gần 330 giải pháp, sáng kiến, ý tưởng được triển khai ứng dụng trong thực tiễn, làm lợi cho địa phương, đơn vị trên 30 tỷ đồng. Nhìn chung, tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, các đoàn viên thanh niên đã không ngại khó, mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn như: cải cách thủ tục hành chính, khám chữa bệnh; kinh doanh- sản xuất hay trồng trọt, chăn nuôi… khẳng định sức trẻ và bản lĩnh của tuổi trẻ.
Chị Phùng Tố Linh - Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa
Việc tiến quân vào khoa học kỹ thuật là điều kiện để tuổi trẻ Thanh Hoá phát huy bản lĩnh, sự năng động, sáng tạo, đóng góp tích cực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.