Tượng đài “Con tàu tập kết ra Bắc”
Sau 2 năm thi công, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc” gần cảng Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 70 năm cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.
Nhằm lưu giữ những giá trị lịch sử to lớn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp Nhân dân và đáp ứng nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiến sĩ và học sinh, tháng 8/2022, tỉnh Thanh Hóa đã khởi công xây dựng dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn. Khu lưu niệm được chia làm 3 phân khu, trong đó khu A rộng khoảng 13.600 m2, được coi là trung tâm với tượng đài hình con tàu và bức phù điêu lớn hình cánh cung.

Với kinh phí khoảng 80 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa và nguồn xã hội hóa, tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc" được làm bằng bê tông cốt thép, có diện tích khoảng 3.200 m2. Điểm cao nhất là mũi tàu cao 12m, tương đương căn nhà ba tầng. Đứng ở vị trí này có thể bao quát quang cảnh cảng Lạch Hới và một phần trung tâm thành phố Sầm Sơn, phía sau là hạ nguồn con sông Mã đổ ra biển.

Hai bên mạn tàu và trước mũi tàu trang trí các bức tượng lớn tái hiện những hoạt động của đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam trong quá trình di chuyển từ quê nhà đến khu vực tập kết phía Bắc, với điểm đến đầu tiên là Sầm Sơn. Trong khi đó, những tấm phù điêu hình cánh cung có tổng chiều dài hơn 62m; chiều cao vách 7,6m bằng chất liệu đá màu trắng thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tình nghĩa ruột thịt Nam-Bắc một nhà của Nhân dân Thanh Hóa nói riêng và toàn thể đồng bào Việt Nam nói chung.

Ngày 25/9/1954, các chuyến tàu chở cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam đầu tiên cập cảng Lạch Hới, Sầm Sơn (nay là thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Trong 7 đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình tập kết tại tỉnh Thanh Hóa. Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, với tình cảm Bắc - Nam một nhà, tỉnh Thanh Hóa đã khắc phục khó khăn, ra sức chuẩn bị cơ sở vật chất, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, tốt nhất để đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, học sinh cùng nhiều gia đình cách mạng miền Nam tập kết, như đón những người thân, với tình cảm ruột thịt "Nam - Bắc một nhà". Sự đón tiếp chu đáo, tận tình, tình cảm đằm thắm của đồng bào Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa đã làm ấm lòng những người con miền Nam trên đất Bắc.

Ngoài khu A với hình tượng đài "Con tàu tập kết ra Bắc", Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn còn có khu B rộng gần 2.000 m2, tái hiện hình ảnh những lán trại, nơi ăn ở sinh hoạt của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết. Khu C là con đường ký ức bằng gốm sứ dài hơn 1,1 km; công viên chuyên đề gần 24.000 m2. Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo thêm điểm nhấn thu hút du khách tham quan khi đến Sầm Sơn nghỉ dưỡng.

Hàm Rồng - Vùng đất văn hóa, lịch sử và thắng tích
Từ xa xưa, Hàm Rồng đã được xem là nơi có vị thế đặc biệt quan trọng, là một phần biểu tượng của mảnh đất và con người Thanh Hóa. Không chỉ là vùng thắng tích, nơi chứa đựng những vỉa tầng văn hóa dày sâu và rực rỡ, Hàm Rồng còn gắn liền với những chiến công lừng lẫy trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam.

Bình yên giữa tán cây rừng
Giữa tán cây rừng bình yên, ẩn giấu biết bao huyền tích, ngôi đền thiêng thờ Bạch Y Công Chúa ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh hiện đang lưu giữ bốn sắc phong quý có từ thời nhà Nguyễn, là một trong những minh chứng cho sự tồn tại của ngôi đền thờ chúa Thượng Ngàn.

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.