Tuyến Cát Linh-Hà Đông "lỗi hẹn" cả chục lần, người dân còn mặn mà?
-Sự chậm trễ, tiếp tục kéo dài thời gian hoàn thiện tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông khiến người không còn mặn mà, vì bao lần hy vọng…rồi thất vọng.
Sở GTVT TP Hà Nội vừa có báo cáo UBND TP Hà Nội phương án kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh-Hà Đông) trong đó phương án lần này Sở đưa ra 3 kịch bản điều chỉnh mạng lưới xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị này.
![]() |
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn mịt mù ngày về đích và chưa thể đưa vào khai thác vận hành thương mại. |
Sở GTVT dự báo khoảng 15-20% người dân sẽ chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị thị số 2A (Cát Linh-Hà Đông) sau khi tuyến đường sắt đô đưa vào khai thác vận hành. Trong đó chủ yếu là người dân sinh sống dọc hành lang tuyến.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể vận hành chính thức vào dịp 30/4 như kế hoạch. Như vậy, đây là lần thứ 10, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ, mịt mờ ngày về đích.
Chắc chắn một điều, với sự chậm trễ, tiếp tục kéo dài thời gian hoàn thiện dự án sẽ là mối lo chi phí đội lên, giá vé có thể sẽ phải cao hơn, người dùng phải trả tiền nhiều hơn, người dân cũng sẽ ít nhiều không mặn mà với tuyến đường sắt đô thị này, vì bao lần hy vọng…rồi thất vọng.
Lên kế hoạch điều chỉnh mạng lưới xe buýt
Theo Sở GTVT TP Hà Nội, kịch bản thứ nhất (15 ngày đầu chạy miễn phí): sẽ tổ chức khai thác các tuyến buýt theo như phương án hiện đang vận hành, các chỉ tiêu khai thác giữ nguyên như hiện tại để đảm bảo việc đi lại của hành khách không bị xáo trộn trong thời gian trải nghiệm miễn phí hệ thống đường sắt đô thị trong thời gian đầu vận hành thương mại.
Kịch bản thứ 2: sau thời gian đường sắt đô thị chạy miễn phí sẽ điều chỉnh có lộ trình đối với 4 tuyển buýt (tuyến sổ 02, 21, 27, 33) trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông; điều chỉnh các tuyến buýt tăng cường kết nối tại các ga đầu cuối; duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt kết nối ngang, lộ trình trùng với tuyến đường sắt đô thị 2A.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trực tiếp thị sát trên chuyến tàu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông ngày 15/3 và cho biết, đoàn tàu sẽ vận hành thương mại vào 30/4/2019. |
Đáng lưu ý, Sở GTVT Hà Nội còn đưa ra kịch bản thứ ba khi gặp sự cố, đoàn tàu dừng hoạt động trên 2 tiếng trong 3 tháng đầu khi đưa vào vận hành khai thác thương mại. Theo kịch bản này Hà Nội sẽ tổ chức vận hành các tuyến buýt theo như phương án đã điều chỉnh trong 3 tháng đầu từ khi đoàn tàu đi vào khai thác thương mại tại kịch bản 2; đồng thời tổ chức thêm các lượt xe tăng cường để giải tỏa hành khách tại các ga.
Trường hợp đoàn tàu gặp sự cố dừng hoạt động trên 2 tiếng trong thời gian sau 3 tháng trở đi khi đưa vào vận hành khai thác thương mại, Hà Nội sẽ điều chỉnh một phần tuyến buýt số 02, 21, 27 đang chạy theo tuyến ngang trở lại lộ trình ban đầu (chạy dọc trục Nguyễn Trãi từ Ngã tư Sở về đến Yên Nghĩa) trên nguyên tắc 3 lượt xe chạy lại lộ trình cũ (tuyến dọc) và 1 lượt xe chạy theo lộ trình điều chỉnh (tuyến ngang) để tăng cường giải tỏa hành khách cho đến khi đoàn tàu hoạt động trở lại bình thường.
Mặt khác, Sở GTVT cũng thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt trên dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Sau khi tổ chức lại toàn tuyến có tổng số 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng khoảng 400m, số lượng tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt 2A tăng lên 50 tuyến (tăng 7 tuyến).
Có đường sắt đô thị, xe buýt, taxi, Grab sẽ sụt giảm?
Với việc điều chỉnh mạng lưới kết nối, lãnh đạo Sở GTVT đánh giá năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải khách công cộng tăng lên, trong đó trục hoạt động chính của tuyến (từ Bến xe Yên Nghĩa-Ngã tư Sở) tăng từ 3-4 lần so với hiện nay đủ khả năng đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.
![]() |
Đã lần thứ 10, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ, mịt mờ ngày về đích, lỗi hẹn với người dân thủ đô. |
Đặc biệt, năng lực trung chuyển của hệ thống xe buýt với tuyến đường sắt đô thị 2A đảm bảo cung ứng, giải tỏa khách tối ưu nhất cho tuyến đường sắt đô thị 2A với năng lực trung chuyển từ 313.000-344.000 khách/ngày (kết nối tại các ga đầu cuối khoảng 140.000 khách/ngày; kết nối ngang khoảng 203.000 khách/ngày).
“Xe buýt được điều chỉnh giảm lượt xe hoạt động, hành khách đang sử dụng xe buýt hiện nay sẽ trung chuyển sang sử dụng đường sắt đô thị 2A. Đặc biệt với trục đường Nguyễn Trãi, Quang Trung-Trần Phú (Hà Đông) lưu lượng xe buýt sẽ giảm từ 30-45%,” lãnh đạo Sở GTVT cho hay.
Ngoài ra, phía Sở GTVT cũng nhấn mạnh mức độ tiếp cận của người dân đối với vận tải hành khách công cộng được thuận tiện hơn khi hạn chế về việc trễ giờ cũng như bỏ lượt do tốc độ vận hành được cải thiện, những rủi ro về ùn tắc giảm đi.
Dẫn chứng một trong những hạn chế của xe buýt hiện nay là tốc độ khai thác phương tiện thấp do phải hoạt động trong dòng giao thông hỗn hợp dẫn tới thời gian chuyến đi của hành khách lớn, tuy nhiên, khi tuyến đường sắt đô thị 2A đi vào hoạt động, với hệ thống đường riêng biệt, tốc độ khai thác cao, thời gian chuyến đi của hành khách giảm xuống.
“Trường hợp hành khách đi bằng đường sắt 2A (không chuyển tuyến), thời gian chuyến đi giảm khoảng 50%; trường hợp hành khách đi đường sắt 2A và chuyển tuyến đi xe buýt, thời gian chuyến đi dự kiến giảm từ 30-40%,” lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải đưa ra thông số.
Trong thời gian đầu, Sở GTVT Hà Nội dự báo khoảng 15-20% người dân sẽ chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị 2A, trong đó chủ yếu là người dân sinh sống dọc hành lang tuyến.
Cá biệt, lưu lượng xe taxi, Grab... hoạt động dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị 2A cũng sẽ giảm do khi đó người dân sẽ có xu hướng sử dụng xe buýt đến các nhà ga đường sắt đô thị 2A để trung chuyển sang sử dụng đường sắt đô thị do có chi phí đi lại thấp, giảm thời gian đi lại và không bị ảnh hưởng bởi việc ùn tắc giao thông.../.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn lỗi hẹn đưa vào khai thác, vận hành vào cuối tháng 4/2019 vừa qua như lời chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể do chưa được cấp chứng nhận an toàn hệ thống và Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu.
Đây là lần thứ 10, đường sắt Cát Linh - Hà Đông lùi tiến độ, mịt mờ ngày về đích, lỗi hẹn với người dân thủ đô.
Đây không phải là lần đầu tiên dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông lỗi hẹn đưa vào khai thác, vận hành. Dự án dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến hết quý 1/2019 mới khai thác thương mại.
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông) 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng).
UBND thành phố Hà Nội cũng đã công bố giá vé tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông thấp nhất là 8.000 đồng/lượt; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng.
VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trao quà cho ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Sáng ngày 22/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ Thành phố Hà Nội tặng quà cho các hộ ngư dân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.

Tiếp nhận kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Chỉ thị 22
Chiều ngày 22/5, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với phường Điện Biên, thành phố Thanh Hoá tiếp nhận kinh phí từ các doanh nghiệp ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.

Dồi dào nguồn cung nhà ở xã hội năm 2025
Sau khi bán hết 280 căn hộ ở đợt 1, Tập đoàn Vingroup tiếp tục mở bán đợt 2 với 576 căn nhà ở xã hội tại Thanh Hóa. Dự án này nằm trong tổng số hơn 2.800 căn hộ sẽ được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, ghi nhận cho thấy nhiều người dân vì nóng lòng đã tìm đến các sàn môi giới bất động sản bên ngoài, tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ, việc mua bán nhà ở xã hội chỉ được thực hiện trực tiếp với chủ đầu tư hoặc qua đơn vị được ủy quyền. Vậy người dân cần lưu ý gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình? Phóng sự dưới đây sẽ phản ánh cụ thể.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các chợ
Hàng ngày, lượng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển về Thành phố Thanh Hóa khá lớn. Do vậy, nguy cơ xâm nhập, lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm cao. Ngành nông nghiệp thành phố Thanh Hóa đã tăng cường phòng, chống dịch bệnh tại các chợ kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm, góp phần ngăn ngừa dịch bệnh trên người và động vật có thể lây lan.

Hoằng Hoá: Tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa, xã Hoằng Trường đã phối hợp với các phòng, ngành, đơn vị chức năng, tổ chức tháo dỡ lều, quán lấn chiếm bãi biển Hải Tiến phía trước Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo năm 2025
Sáng 22/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ huy Bộ bội Biên phòng tỉnh, UBND huyện Mường Lát tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Dự báo từ đêm 24 ngày 25/5, khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, dự báo đêm 24 ngày 25/5 khu vực Thanh Hoá có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20 - 50 mm, có nơi trên 50mm. Từ đêm 25 đến ngày 27/5, ở khu vực Thanh Hoá tiếp tục có mưa vừa, có nơi mưa to và dông.

Cảnh báo dông, lốc, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực tỉnh Thanh Hóa
Thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh cho biết: qua theo dõi ảnh radar thời tiết lúc 13h40' cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển ở huyện Mường Lát, Thường Xuân, vùng biên giới Thanh Hóa - Lào, vùng giáp ranh Thanh Hoá - Nghệ An. Vùng mây đối lưu này có xu hướng di chuyển theo hướng Đông bắc.

Khuyến cáo ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cho nhân dân như sau:

Ứng dụng công nghệ thông tin lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Để công tác này đạt kết quả cao nhất, các địa phương, đơn vị đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thông tin, tuyên truyền và lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.