UNCLOS vẫn là “kim chỉ nam” giải quyết các tranh chấp trên biển
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) vẫn là bộ khung pháp lý cung cấp cho các quốc gia công cụ để quản lý các tranh chấp trên biển.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo “Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên biển”. |
Căng thẳng gia tăng trên biển
Đối với Biển Đông, đây là vùng biển có tầm quan trọng không phải bàn cãi. Xét về vị trí chiến lược, Biển Đông là một trong những tuyến giao thương đường biển tấp nập bậc nhất trên thế giới. Có lẽ cũng chính vì lý do này mà trong những thập kỷ qua, Biển Đông được xem là một trong những điểm xung đột tiềm tàng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bởi các tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển phức tạp giữa các quốc gia trong khu vực.
Tại Hội thảo “Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên biển” do Học viện Ngoại giao kết hợp với Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh tổ chức sáng 12/9 ở Hà Nội, các học giả tham dự cũng đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng ở khu vực này thời gian qua.
Nổi lên trong căng thẳng trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là hoạt động trái phép của Trung Quốc nạo vét, bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và quân sự hóa các hòn đảo này. Ngoài câu chuyện chủ quyền, còn một vấn đề chiến lược khác ít được mọi người nhắc đến, đó là sự xuống cấp nhanh chóng của các nguồn tài nguyên và môi trường biển trong khu vực.
Sinh kế của hơn 500 triệu người dân Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Indonesia phụ thuộc vào Biển Đông. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, nguồn hải sản ở Biển Đông đã suy giảm 70 – 95% kể từ những năm 1950.
Nguyên nhân của hiện tượng này, ngoài việc các nước liên quan chưa ý thức được việc cần phải ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt còn phải kể đến tác động khủng khiếp của hoạt động nạo vét xây dựng của Trung Quốc – các hoạt động này đã và đang làm tổn hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái ở Biển Đông.
![]() |
Các diễn giả tại Hội thảo "Hướng đến những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên biển”. |
Cần một “trật tự”
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt và những va chạm lợi ích ở Biển Đông gia tăng như hiện nay, các quốc gia trong khu vực đang hướng tới thiết lập nhận thức chung về một trật tự và những chuẩn mực có thể chấp nhận được với một Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các quốc gia ven biển trong khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Abhijit Singh, Viện trưởng Viện Sáng kiến An ninh Hàng hải Tổ chức Nghiên cứu Quan sát viên (ORF), New Delhi, Ấn Độ việc diễn giải “trật tự” trên biển vẫn còn nhiều khác biệt đáng kể.
Trong khi một số quốc gia cho rằng “trật tự” phải nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa các quốc gia và tầm quan trọng của sự đồng thuận trong quản lý khu vực thì có nước lại đi theo quan điểm trái ngược khi cho rằng lực lượng hải quân có thể tạo dựng sự tin cậy thông qua hành động của họ trên biển.
Ví dụ điển hình cho cách tiếp cận này là Trung Quốc, ông Singh nhận định. “Những hành động của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông có thể làm tổn hại tới trật tự trên biển”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kentaro Nishimoto của khoa Luật, Đại học Tohoku, Nhật Bản nhận định, trong khi chưa có một trật tự được định hình thì các tranh chấp đã dẫn tới một số hành vi đối đầu leo thang.
Do triển vọng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển này khó có thể đạt được thành công trong tương lai gần, điều quan trọng là cần phải quản lý các tranh chấp để duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực nhằm hướng tới tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Bộ khung giải quyết tranh chấp trên biển
Bất chấp quan điểm hoài nghi, bày tỏ bi quan về triển vọng của luật pháp quốc tế sau vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng, các học giả tham gia hội thảo có chung quan điểm cho rằng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) vẫn là bộ khung pháp lý cho các quốc gia công cụ để quản lý các tranh chấp trên biển.
“Đầu tiên, UNCLOS cung cấp các quy định rõ ràng về quyền trên biển của các quốc gia ven biển và các quy định quản lý hoạt động ở các vùng biển khác nhau, theo đó các quy định này nên đóng vai trò là sự hiểu biết chung, làm căn cứ tương tác giữa các bên liên quan tới tranh chấp.
Thứ hai, UNCLOS bao gồm các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong các khu vực không bị giới hạn nhằm hướng dẫn việc thực thi nghĩa vụ của các quốc gia liên quan tới một khu vực biển không bị giới hạn.
Thứ ba, UNCLOS có cơ chế giải quyết xung đột riêng, và có thể đóng vai trò trong việc giải quyết tranh chấp cuối cùng và trong việc quản lý tranh chấp trên biển”, ông Nishimoto nói.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cũng thừa nhận một số điều khoản của UNCLOS chỉ đưa ra các hướng dẫn chung chung và chính điều này đôi khi bị các quốc gia diễn giải theo các cách khác nhau nhằm mục đích có lợi cho mình.
Các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế vốn được các quốc gia có chủ quyền tạo ra. Do đó, việc tồn tại những hạn chế là điều khó có thể tránh khỏi.
“Chúng ta nên thừa nhận sự tồn tại của những hạn chế cố hữu trong các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều cần thiết là phải cân nhắc các phương thức thực tế để quản lý các tranh chấp trên biển… hướng tới duy trì hòa bình, an ninh và để bảo vệ, bảo tồn môi trường biển trong các khu vực biển có tranh chấp, hướng tới tìm kiếm cách thức giải quyết tranh chấp cuối cùng”, Giáo sư Mariko Kawano của khoa Luật, Đại học Waseda, Nhật Bản nói./.
Hùng Cường/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.

Bầu cử Tổng thống Ba Lan: Ứng cử viên ủng hộ EU dẫn trước sít sao
Theo một cuộc thăm dò ý kiến cử tri sau bỏ phiếu, thị trưởng theo đường lối tự do của Warsaw, Rafal Trzaskowski đã giành chiến thắng sít sao trong vòng đầu tiên cuộc bầu cử Tổng thống Ba Lan.

Israel tiếp tục chiến dịch trên bộ ở Gaza
Bất chấp kêu gọi của cộng đồng quốc tế và các cuộc đàm phán ngừng bắn đang được tiến hành, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 18/5 thông báo đã đẩy mạnh tốc độ mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza trong hai ngày qua, với việc tấn công 670 mục tiêu. Binh lính Israel đã tiến sâu và bắt đầu kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở phía Bắc và Nam Gaza, với quy mô lực lượng tham gia lần này là lớn nhất kể từ năm 2024.

Các ứng viên Tổng thống Hàn Quốc tham gia tranh luận đầu tiên trên truyền hình
Bốn ứng viên tổng thống Hàn Quốc có cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình, trước cuộc bầu cử sớm vào ngày 3/6. Cuộc tranh luận tối 18/5 là buổi đầu tiên trong số 3 cuộc đối đầu trên truyền hình diễn ra trong vòng hai tuần tới, xoay quanh chủ đề khôi phục nền kinh tế đang gặp nhiều thách thức, một trong những vấn đề trọng tâm của kỳ tranh cử.

Mỹ - Iran đồng thời đưa ra lập trường cứng rắn về việc làm giàu uranium của Iran
Ngày 18/5, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, tuyên bố bất kỳ thỏa thuận nào giữa Mỹ và Iran đều phải bao gồm điều khoản không được làm giàu uranium. Ngay lập tức phía Iran cũng đã lên tiếng khẳng định nước này sẽ tiếp tục làm giàu uranium dù có hay không đạt được thỏa thuận.

Triều Tiên lần đầu công bố hình ảnh nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên vừa công bố một loạt các thông tin và hình ảnh tác chiến của nhiều loại vũ khí hiện đại của nước này, trong đó có những loại Hàn Quốc chưa thể phát triển.

Singapore khởi công xây dựng nhà ga T5, sân bay quốc tế Changi với chi phí hàng chục tỷ USD
Sân bay Changi (Singapore) vừa khởi công nhà ga T5 với chi phí hàng chục tỷ USD. Đây được đánh giá là một bước đi táo bạo nhằm củng cố một trong những trụ cột kinh tế của Singapore.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.