Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế phẩm nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp an toàn, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khuyến khích người dân sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp. Từ đó, góp phần cải tạo đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp.
Gia đình ông Lê Kỳ Khoa, ở thôn Kỳ Vỹ, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương có 1,5 ha diện tích trồng đào kép. Qua tìm hiểu các kỹ thuật sản xuất để nâng cao chất lượng cây trồng, ông đã ủ chế phẩm sinh học với phế phẩm nông nghiệp để tạo ra phân hữu cơ hỗ trợ cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Nhờ đó, giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng, giảm sâu bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với hơn 600 cây đào, mỗi dịp tết đến xuân về bán được hơn một nửa số cây trong vườn và thu về lợi nhuận hơn 300 triệu đồng.

Ông Lê Kỳ Khoa, Thôn Kỳ Vỹ, xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây nhà tôi làm phân hữu cơ, giờ áp dụng phân sinh học, giảm 50% sâu bệnh, Nhờ đó cây trồng phát triển mạnh hơn, ít sâu bệnh hơn, đem lại hiêu quả kinh tế cho gia đình tốt hơn".
Cùng với trồng trọt, trong chăn nuôi, chế phẩm sinh học được coi là biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Người chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ đệm lót lên men để tạo ra vi sinh vật có ích giúp phân hủy chất thải trong chăn nuôi. Biện pháp này không chỉ giúp người chăn nuôi tiết kiệm chi phí thuê nhân công mà còn có thể tiết kiệm tới 70% lượng trấu sử dụng so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Hiện nay trên địa bàn huyện Quảng Xương có 40 trang trại chăn nuôi, hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi đã chủ động hơn trong việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Hiệu quả của phương pháp này là việc phân giải chất thải làm cho mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.

Ông Vũ Văn Thịnh, Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi đã nuôi gà 6 năm nay, tỗi cũng đã tìm hiểu, bỏ men vi sinh đỡ nhiều công lao động, đỡ mùi, nhờ đó đàn gà cũng nhanh lớn, đem lại hiệu quả rất cao".

Ông Mai Đình Thịnh, Phó chủ tịch Hội làm vườn và Trang Trại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Mai Đình Thịnh, Phó chủ tịch Hội làm vườn và Trang Trại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi phổ biến cho các hộ, vừa đảm bảo vệ sinh cho khu dân cư, và đảm bảo an toàn cho đàn gia súc gia cầm, tiết kiệm công lao động cho người sản xuất, người tiêu dùng an tâm với thực phẩm hơn".
Huyện Thọ Xuân hiên có 31 trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao và chăn nuôi gà ứng dụng đệm lót sinh học, trong đó có gần 20 trang trại thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Để hướng tới chăn nuôi an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các địa phương trong huyện đã khuyến khích, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật quy trình chăn nuôi VietGap, sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót chăn nuôi. Nhờ đó, các hộ đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần kiểm soát dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.


Ông Võ Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Võ Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc chăn nuôi của địa phương chúng tôi đang từng bước đưa khoa học vào chăn nuôi, sản xuất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ khoa học công nghệ vào, giảm bớt lao động cho doanh nghiệp cũng như cho các nhà đầu tư chăn nuôi trên địa bàn.Và chúng tôi tuyên truyền, vận động các hộ có điều kiện tiếp tục đầu tư chăn nuôi hệ thống công nghệ để đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phòng dịch và giảm lao động đối với người đầu tư".
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.080 trang trại, trong đó 582 trang trại nuôi lợn, 83 trang trại chăn nuôi trâu, bò, 415 trang trại chăn nuôi gia cầm. Nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghệ cao, an toàn, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh, ưu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho chăn nuôi, giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho các trang trại.


Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Cao Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi thì yêu cầu công nghệ rất quan trọng. Huyện Hậu Lộc tập trung chỉ đạo các trang trại, chăn nuôi thì phải ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như công nghệ cho thức ăn tự động, xử lý chất thải tự động,... Trong thời gian qua, các hệ thống chăn nuôi của huyện có 111 trang trại đạt tiêu chí của Trung ương, như thu nhập bình quân của trang trại gà là 900 triệu đồng/năm, trang trại lợn là 1 tỷ đồng/năm, các biệt như trang trại nuôi lợn ngoại của xã Phú Lộc thì thu nhập bình quân là 2,5 tỷ đồng/năm, trang trại gà của Minh Lộc thì trên 1,5 tỷ đồng/năm".
Đối với ngành chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng, huyện đã áp dụng và trong đó huyện có 111 trang trại, hiệu quả đạt từ 500 triệu trở lên. Huyện sẽ tập trung quy hoạch trang trại tập trung, khuyến khích các hộ không chăn nuôi nhỏ, huyện đầu tư các hạ tầng để đảm bảo an toàn chăn nuôi...
Các chế phẩm sinh học được sản xuất phục vụ trong nông nghiệp được người dân sử dụng, như: phân bón sinh học, đệm lót sinh học, men ủ vi sinh phục vụ cho chăn nuôi, các chế phẩm bổ sung vi sinh vật có lợi cho nguồn nước, thức ăn vi sinh dùng cho nuôi trồng thủy sản, chế phẩm vi sinh, thảo mộc giúp xử lý chất thải môi trường. Hiện nay, các loại chế phẩm sinh học đã được người dân trên địa bàn tỉnh ứng dụng rộng rãi. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học đã góp phần không nhỏ vào việc giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng tốt. Đây là hướng phát triển nông nghiệp bền vững nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và dựa vào tự nhiên để phát triển.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.