Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành nghề chế biến thủy, hải sản
Thời gian qua, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa các sản phẩm đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến thủy, hải sản trên địa bàn Thanh Hóa có sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp cũng như đa dạng các sản phẩm. Toàn tỉnh hiện có khoảng 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản.

Các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trong chuỗi giá trị, từ chọn lọc, lai tạo các giống có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt đến công nghệ nuôi tuần hoàn. Đồng thời, chú trọng phát triển thương mại điện tử, tạo ra sự kết nối giữa vùng nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến, kết nốt thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đạt trên 110 triệu USD.

Ông Tô Thế Nguyên, Phó Trưởng Khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ông Tô Thế Nguyên, Phó Trưởng Khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, doanh nghiệp chuyển đổi số quan trọng nhất là thay đổi nhận thức người đứng đầu về sự tác động và vai trò của chuyển đổi số hiện nay để triển khai các bộ phận thực hiện, cần phải có hạ tầng số và các chính sách khuyến khích chuyển đổi số. Một yếu tố khách quan đó là sự cạnh tranh của thị trường buộc bản thân doanh nghiệp phải có nhận thức để thay đổi.
Năm 2025, xuất khẩu thủy, hải sản có nhiều dấu hiệu tích cực khi các nhà nhập khẩu lớn tăng mua. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nắm bắt cơ hội, tìm kiếm thị trường nhằm mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.