ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, các địa phương ven biển của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao đã phát huy hiệu quả, mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Qua đó, từng bước phát triển nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

Thúy Hằng - Mạnh Tuấn

25/05/2024 22:29

Tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc có 147 ha nuôi trồng thủy sản, với 317 hộ tham gia nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, để tiếp tục chỉ đạo người dân tích tụ ruộng đất, chuyển một số diện tích đất sản xuất hiệu quả và vùng ven đê nhiễm mặn sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp công nghệ cao, địa phương đã xây dựng cơ sở hạ tầng, phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật nghề nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa cho các hộ nuôi. Hiện nay, toàn xã có gần 30 ha diện tích nuôi theo hướng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới được thiết kế ứng dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới như: lót nền ao nuôi, máy quạt nước, xây dựng hệ thống ao lắng cung cấp nước cho ao nuôi nhằm giảm thiểu tác động của môi trường. Với sự đầu tư bài bản, nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã đạt sản lượng khoảng 30 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân đạt hơn 1 tỷ đồng/ha/vụ.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Quang, Xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây nuôi quảng canh thì khó khăn hơn, giờ đầu tư nuôi theo công nghệ cao thì hiệu quả và chúng tôi tiếp tục đầu tư thêm để nâng cao thu nhập".

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ khi nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao thì hiệu quả rất cao, tuy nhiên việc đầu tư lớn, vì vậy chúng tôi tạo điều kiện và hộ nào áp dụng công nghệ cao thì đều thành công".

Huyện Hậu Lộc đưa 1.855 ha vào nuôi trồng thủy sản, trong đó: nước mặn 570 ha, nước lợ 550 ha, nước ngọt 735 ha. UBND huyện tập trung chỉ đạo tích tụ, tập trung đất đai, khuyến khích phát triển các mô hình nuôi công nghệ cao, siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt, nhà màng tại một số xã như Đa Lộc, Hòa Lộc, Phú Lộc, Hải Lộc, Quang Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Xuân Lộc... Thời gian qua huyện Hậu Lộc đã ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành thủy sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh liên kết sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy sản; phát triển vùng nuôi thủy sản tập trung ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, huyện chỉ đạo các xã vùng triều nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, quan tâm phát triển đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, áp dụng quy trình thực hành nuôi VietGAP bảo đảm môi trường và an toàn dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong quá trình nuôi, góp phần để ngành nuôi trồng thủy sản của huyện phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 4.

Ông Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Huyện rà soát diện tích thủy sản, diện tích tập trung 700 ha, tạo điều kiện tích tụ, xây dựng mô hình, nhân rộng. Người dân nuôi theo hướng công nghệ cao có lợi nhuận hàng tỷ đồng, đây là điều kiện để các hộ chuyển đổi để kinh tế ngày một phát triển".

Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, huyện Hoằng Hóa đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mới nên nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng nuôi theo hướng công nghệ cao. Theo các hộ nuôi, nếu như trước đây nuôi tôm theo hình thức quảng canh, xen canh, lợi nhuận chỉ đạt khoảng 50-70 triệu đồng/ 1 ha, thì giờ nuôi theo hướng công nghệ cao cho thu nhập tăng gấp 4 - 5 lần so với nuôi thâm canh thông thường. Đến thời điểm này huyện có 300 ha nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tập trung tại các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phong... Đồng thời huyện cũng triển khai, hướng dẫn các chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Thực hiện tốt công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, định hướng phù hợp với từng hình thức, đối tượng con nuôi và của từng trang trại theo hướng quản lý an toàn sinh học, đảm bảo môi trường vùng nuôi để phát triển bền vững.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 5.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 6.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 7.

Ông Trương Tiến Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trương Tiến Lên, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với địa phương việc nuôi trồng thủy sản thời gian qua các hộ đã mua sắm máy móc thiết bị, đặc biệt tại Hợp tác xã thì các hộ đã thực hiện theo hình thức chuỗi giá trị".

Để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện nay các địa phương cũng đang hướng dẫn bà con tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào nuôi trồng vừa nâng cao năng suất, giá trị chất lượng sản phẩm, vừa thay thế phương pháp nuôi trồng truyền thống nhằm hạn chế dịch bệnh, đồng thời tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, xây dựng mô hình trình diễn phù hợp với điều kiện từng vùng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 700 ha nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, với năng suất trung bình đạt 18,5 tấn 1 ha/ 1 năm; góp phần đưa sản lượng nuôi trồng thủy sản của Thanh Hóa năm 2023 đạt trên 73.800 tấn, tăng hơn 3000 tấn so với năm trước. Năm 2024, Thanh Hóa đặt mục tiêu sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 74.500 tấn.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 8.

Ứng dụng công nghệ cao  trong nuôi trồng thủy sản- Ảnh 9.

Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi tiếp tục tích tụ để các hộ có điều kiện mở rộng, đấu mối với các đơn vị cho các hộ vay vốn mở rộng, để việc nuôi trồng hiệu quả hơn".

Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật cao vào nuôi trồng thủy sản đã góp phần hình thành một phương thức sản xuất mới tiên tiến, chủ động trong tất cả các khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm tôm thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt. Vì vậy, trong thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo các địa phương đầu tư xây dựng hệ thống và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi tập trung, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ để các hộ nuôi trồng thủy sản, góp phần để ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 24/5/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

Sẽ không có việc nghẽn mạng khi các thuê bao chuyển đổi từ 2G lên 4G

10:41 , 22/07/2024

Ngày 16/9, các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam sẽ tiến hành tắt sóng 2G. Theo đó, những người đang dùng điện thoại chỉ hỗ trợ công nghệ 2G bắt buộc phải chuyển đổi lên 4G/5G. Đã có những nghi ngại rằng, liệu có xảy ra tình trạng nghẽn mạng hay nghẽn liên lạc, nếu ngày cuối người dân đổ dồn đi chuyển đổi từ 2G lên 4G/5G hay không?

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

Thanh Hoá xây dựng chính quyền điện tử

09:23 , 22/07/2024

Nhằm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; tăng cường chỉ đạo việc xử lý công việc, nhất là việc gửi, nhận văn bản trên môi trường điện tử.

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

Hoằng Hóa nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao

15:20 , 20/07/2024

Để nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản, thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở huyện Hoằng Hóa đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đáp ứng yêu cầu nuôi trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái hướng tới phát triển bền vững hơn.

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

Tuổi trẻ ngành văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa tích cực chuyển đổi số

15:05 , 20/07/2024

Những năm qua, tuổi trẻ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại. Qua đó, góp phần phục vụ tốt hơn cho công việc chuyên môn; xây dựng phát triển văn hóa số; giúp bạn đọc sách, báo; khách tham quan có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích.

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

Dừng công nghệ di động 2G từ tháng 9/2024

23:05 , 16/07/2024

Từ nay đến tháng 9/2024, các đối tượng thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G Only cần nắm bắt kế hoạch dừng công nghệ 2G và thực hiện chuyển đổi thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G sang sử dụng smartphone.

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

Số lượng và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng

10:16 , 16/07/2024

Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2024, có hơn 5.000 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2023. Các hình thức tấn công phổ biến là tấn công có chủ đích vào các cơ sở trọng yếu như tổ chức tài chính, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp lớn.

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

Chuyển đổi số - Xu hướng tất yếu đưa phát thanh đến gần công chúng

09:06 , 15/07/2024

Phát thanh là loại hình truyền thông đại chúng sở hữu rất nhiều thế mạnh như tính lan tỏa, tính gần gũi, sinh động khi nội dung thông tin được truyền tải qua âm thanh lời nói, âm nhạc và tiếng động. Kỷ nguyên số mở ra cho phát thanh những cơ hội thu hút lượng công chúng mới qua vận dụng các nền tảng số, nhưng đồng thời cũng mang lại những thách thức không nhỏ về việc thay đổi từ phát thanh truyền thống sang phát thanh hiện đại, đa phương tiện.

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

Lượng người sử dụng Mobile Money tại Việt Nam tăng nhanh

08:58 , 15/07/2024

Tính đến hết tháng 5/2024, số lượng người sử dụng dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam đã đạt hơn 8,8 triệu khách hàng, tăng 3,3% so với cùng kỳ tháng trước.

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

Công bố kết quả đánh giá chất lượng các hệ thống giải quyết thủ tục hành chính

08:55 , 15/07/2024

Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hoàn thành việc đánh giá chất lượng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh năm 2024. Kết quả đánh giá vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin rộng rãi tới các Bộ, ngành và địa phương.

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ 
 trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Thanh Hóa đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm

22:58 , 14/07/2024

Xác định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh... trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm khi đưa ra thị trường.