Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngành ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang đầu tư, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, mang đến những tiện ích cho khách hàng.
Đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Tiến Phúc - Giám đốc Công ty TNHH Phương Cường Phúc, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là khách hàng thân thiết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa. Cùng với việc vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, anh còn sử dụng Agribank Plus - ứng dụng ngân hàng số thông minh, với giao diện hoàn toàn mới, hiện đại, thân thiện, nhiều tiện ích. Qua đó, không cần đến ngân hàng mà anh vẫn thực hiện chuyển tiền, thanh toán, mua sắm…
Anh Nguyễn Tiến Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Phương Cường Phúc, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Việc sử dụng Agribank Plus mang đến cho tôi sự trải nghiệm mới; thay đổi thói quen thường ngày là giao dịch bằng tiếng mặt. Tôi có thể ở bất cứu nơi đâu đều có thể chuyển tiền: tiền điện, tiền nước, tiền học phí hay các dịch vụ khác. Ngoài ra, trong quá trình buôn bán, Agribank Plus mang đến cho tôi giao dịch với khách hàng rất thuận tiện, nhanh chóng, chính xác".
Những năm qua, Agribank Bắc Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng ngân hàng số, thúc đẩy thanh toán không dùng dùng tiền mặt. Ngân hàng đã đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ, phát triển hệ thống máy POS, ATM, đưa vào hoạt động hệ thống ngân hàng tự động Autobank CDM; gia tăng tiện ích ngân hàng điện tử như: thanh toán qua mã VietQR, QR code... Agribank Bắc Thanh Hóa chú trọng triển khai nhiều chương trình hỗ trợ khách hàng mở tài khoản, mở thẻ thanh toán và cài đặt sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử Agribank Plus; đẩy mạnh thanh toán đối với các dịch vụ công như: thanh toán thuế, hóa đơn, phí, lệ phí, tiền điện, nước… Đặc biệt là quan tâm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưu trí và trợ cấp bảo hiểm… góp phần mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Chị Hoàng Thu Trang, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa cho biết: "Agribank tích cực hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện cập nhật thu thập sinh trắc học, đối với khách hàng điện thoại chưa đảm bảo việc thực hiện sinh trắc học, Agribank đã trang bị các điện thoại tại quầy để trợ khách hàng thu thập sinh trắc học, đảm bảo thực hiện giao dịch điện tử thông suốt, an toàn".
Anh Lê Trí Dũng, Trưởng phòng khách hàng cá nhân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa cho biết thêm: "Agribank Bắc Thanh Hóa đã tập trung tăng cường cung cấp hệ sinh thái tiện tích số; trang bị 4 máy CDM, 15 máy ATM, hơn 100 máy POS,… hơn 500 ngàn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng điện tử trên thiết bị di động, hơn 10 ngàn điểm VietQR; mở tài khoản thanh toán trực tuyến, phát hành thẻ phi vật lý, thanh toán QR và mới nhất là áp dụng sinh trắc học trong thanh toán điện tử... hơn 11 ngàn khách hàng đã nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm qua tài khoản".
Toàn tỉnh hiện có 119 tổ chức tín dụng, bao gồm: 35 chi nhánh Ngân hàng Thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, 1 tổ chức tài chính vi mô, 2 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô Tình thương, 67 Quỹ tín dụng nhân dân và 11 công ty tài chính.
Xác định công nghệ và số hóa là yếu tố quan trọng, then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh, các ngân hàng đã và đang đầu tư, nâng cấp, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng thương mại đã xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin, nền tảng vận hành, xử lý nghiệp vụ vững mạnh dựa trên công nghệ, dữ liệu và có thể tiếp cận khách hàng qua các kênh số. Nhiều ngân hàng thương mại có tỷ lệ từ 80% - 90% giao dịch trên kênh số như: Vietcombank, Vietinbank, Agribank…
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 340 máy ATM, hơn 4,8 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, hơn 2,8 triệu thẻ ngân hàng được phát hành với hàng nghìn các điểm thanh toán chấp nhận thẻ POS, thanh toán qua QR code. Nhiều ứng dụng ngân hàng điện tử, ngân hàng số được triển khai. Hiện nay, ngoài cung cấp cho khách hàng tổ chức và cá nhân, các ngân hàng còn được Chính phủ lựa chọn trong triển khai thanh toán trực tuyến nhiều dịch vụ công như: Thuế, hải quan, thanh toán phí bảo hiểm, tiền điện, nước, viện phí, học phí... Đáng chú ý, Ngành ngân hàng Thanh Hoá còn tập trung triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật dữ liệu khách hàng. Qua đó mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ với nhiều tiện ích cũng như hiệu quả tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.
Bà Phạm Thị Thảo, Phó Giám đốc Vietcombank Thanh Hóa chia sẻ: "Vietcombank triển khai nhiều sản phẩm như VCB CashUp - hệ thống thanh toán và quản lý dòng tiền hiện đại cho các khách hàng lớn, VCB DigiBiz cho doanh nghiệp SME, Digibank cho khách hàng cá nhân, trợ ký ảo VCB Digibot cho chăm sóc khách hàng trực tuyến 24/7…".
Anh Trịnh Ngọc Hùng Phó Giám đốc Agribank Bắc Thanh Hóa cho biết: "Thời gian tới, Agribank Bắc Thanh Hóa tiếp tục tiên phong đi đầu trong công tác chuyển đổi số; đẩy mạnh cải tiến hệ thống hạ tầng, trang thiết bị hiện đại; cung ứng các sản phẩm dịch vụ hiện tại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng…".
Nhờ ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số, các sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hướng đến Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Ra mắt Nền tảng Sách, báo điện tử thiết yếu phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo về thông tin
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt nền tảng cung cấp sách, báo điện tử thiết yếu (nền tảng Sách, báo Quốc gia) tại địa chỉ sachdientu.vn và ebook.gov.vn.
Nhiều quy định mới về trách nhiệm của người dùng mạng xã hội
Nghị định 147 năm 2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới trong quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đó, đáng chú ý là quy định chi tiết về trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội.
Tiếp tục triển khai Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024-2025)
Sáng ngày 2/12, Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 14 (2024-2025) đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả tổ chức hội thi năm 2024 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ trong năm 2025.
Huyện Yên Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong trường học
Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục huyện Yên Định lựa chọn đẩy mạnh chuyển đổi số là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. Các trường học trên địa bàn huyện đang tích cực triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu quản lý, giảng dạy và học tập.
Việt Nam sẽ sớm cán mốc 100 triệu người dùng Internet
Theo Hiệp hội Internet Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam được dự báo sẽ liên tục tăng trong giai đoạn 2024 - 2029. Ước tính, Việt Nam sẽ có hơn 100 triệu người dùng Internet vào năm 2029.
Phổ cập tên miền quốc gia “.vn”
Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông), sau 30 năm phát triển, Việt Nam đã có hơn 610.000 tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 40 trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển đạt hơn 70%.
Nhân viên bưu điện trên toàn quốc có trợ lý ảo MiPo hỗ trợ công việc
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa ra mắt trợ lý ảo MiPo. Trợ lý ảo MiPo được vận hành từ ngày 15/11, hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ khách hàng cho nhân viên bưu điện trên toàn mạng lưới.
Phát triển nguồn nhân lực số cho lĩnh vực thương mại điện tử
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), ước tính năm 2024, thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt giá trị 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số. Đi cùng với sự tăng trưởng thì việc phát triển nguồn nhân lực số đang là vấn đề mà các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử đang rất quan tâm.
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thanh cơ sở
Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương của Thanh Hóa đã tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở. Từ đó, góp phần đưa thông tin đến người dân nhanh chóng, kịp thời nhất.
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.