Ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất
Trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động đổi mới, tích cực đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm hiện đại hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng lao động và giá trị sản phẩm.
Theo ghi nhận từ thị trường, từ đầu năm đến nay của các doanh nghiệp sản xuất gỗ trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ kinh tế thế giới, thị trường có nhiều biến động. Để ổn định sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Xuất nhập khẩu tập đoàn Đại Phát, huyện Lang Chánh đã chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng Nhật Bản, đầu tư 27 tỷ đồng để mua 2 giàn máy sản xuất viên nén gỗ với dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật, công suất hơn 200 tấn viên nén/ngày để đáp ứng tiến độ đơn hàng của đối tác.


Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH XNK Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc Công ty TNHH XNK Tập đoàn Đại Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi đầu tư hệ thống của Nhật thì năng suất cao hơn, lượng bụi cũng thấp hơn rất nhiều so với máy móc trước đây của Trung Quốc, anh em làm trong xưởng không cần đeo khẩu trang, chất lượng sản phẩm thì phụ thuộc đơn đặt hàng của mình, yêu cầu của đối tác như thế nào thì mình làm theo đối tác".
Với mục tiêu "Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động", thời gian qua, với sự nỗ lực quyết tâm cao, Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức đã ứng dụng trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất như: máy gia công trung tâm, máy cắt CNC 6 đầu điêu khắc, máy dán cạnh tự động, máy khoan 6 đầu, máy panel tự động, rô-bốt hàn tự động... Dây chuyền sơn tĩnh điện; dây chuyền máy gia công nội thất gỗ công nghiệp CNC. Cùng với đó, công ty còn đưa vào sử dụng phần mềm ERP quản lý doanh nghiệp 1C để vận hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi giao hàng, các chứng từ thanh toán liên quan đến nguyên vật liệu và khách hàng. Từ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành, chất lượng sản phẩm được nâng lên. Nhờ đó, 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu của công ty đạt hơn 30 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2023.


Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức
Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị Giáo dục Hồng Đức cho biết thêm: "Trong các hoạt động quản lý và sản xuất chúng tôi chú trọng đế việc ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các hoạt động. Trong sản xuất chúng tôi có nhiều máy móc thiết bị, phần mềm hiện đại để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, phục vụ tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng".
Thanh Hóa hiện có hơn 21 nghìn doanh nghiệp. Thời gian qua, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã nhạy bén trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây được xem là hướng đi đúng để giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức như hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất chế biến nông sản vào công ty Lựu Sướng mang lại hiệu quả, giảm tải lao động, cùng với đó việc ứng dụng công nghệ mang lại hiệu quả của lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường".

Ông Đinh Quốc Dũng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần BamBo King Vina, huyện Lang Chánh
Ông Đinh Quốc Dũng, Phó giám đốc Công ty Cổ phần BamBo King Vina, huyện Lang Chánh cho biết: "Ở công ty chúng tôi áp dụng công nghệ biến tính không dùng hóa chất, đây là giá trị cốt lỗi của công ty, đặc thù là chống mối mọt, tre luồng, chúng tôi có 6 lò tiêu thụ từ 6-70 tấn nguyên liệu trong vòng 6-8 tiếng đồng hồ".
Hiện nay, các doanh nghiệp Khoa học và công nghệ của tỉnh hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất công - nông nghiệp, thiết bị - vật tư y tế, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin.... Đây là những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản lý vận hành; tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao; dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Hoạt động của các doanh nghiệp luôn thể hiện rõ tinh thần năng động, sáng tạo, biết tận dụng tối đa các cơ hội để mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.


Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tiên Sơn, Chủ tịch Hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tập đoàn Tiên Sơn chú ý nhất là chú ý đào tạo nguồn lao động và mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại nhất và triển khai công nghệ đến từng lao động. Hàng năm đơn vị luôn tập huấn cho công nhân, mua các máy tự động, máy lập trình... và năng suất từ năm 2015 đến năm 2023 nâng lên đến 2s00%".

Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng KTHT, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng KTHT, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "UBND huyện Hoằng Hóa có nhiều kế hoạch, chương trình để áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, thứ nhất là công tác tuyên truyền vận động các doanh nghiệp Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào để nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa rakinh doanh trên thị trường. Để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh thuận lợi và mang lại hiệu quả cao".

Có thể thấy, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiện nay các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đang tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội tại các địa phương. Với mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 là sẽ thành lập mới khoảng 15 nghìn doanh nghiệp trở lên và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.

Việt Nam sắp có Trung tâm Dữ liệu siêu lớn
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức khởi công Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm dữ liệu có quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.