Ứng dụng công nghệ, đưa dịch vụ ngân hàng số đến gần hơn với người dân
Với mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa đã và đang tích cực thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, phát triển nhiều dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích tạo ra các phương thức giao dịch mới nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận và gắn kết chặt chẽ hơn với khách hàng.
Anh Nguyễn Văn Cảnh, xã Nga Hải huyện Nga Sơn là một trong những khách hàng nhiều năm sử dụng dịch vụ của Agribank chi nhánh Nga Sơn, là một đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng, gạch, ngói và thiết bị vệ sinh nên việc sử dụng nguồn vay vốn ngân hàng thường xuyên. Nếu như trước đây, anh phải mất thời gian cho quá trình chuẩn bị hoàn thiện, nộp hồ sơ vay vốn và thanh toán lãi cho các khoản vay tại chi nhánh Agribank huyện Nga Sơn. Nhưng hiện tại, với các tiện ích từ ngân hàng số, anh Cảnh hoàn toàn có thể thực hiện quy trình thanh khoản đáo hạn các khoản tín dụng vốn vay bằng cách nộp trực tuyến trên App của ngân hàng. Với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện của Agribank đã giúp anh sử dụng dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an toàn, tiết kiệm chi phí.

Anh Nguyễn Văn Cảnh, Xã Nga Hải, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với mọi giao dịch đều được tự động hóa với tốc độ xử lý nhanh chóng, tôi có thể thực hiện một số dịch vụ ngân hàng, nhất là có thể đăng ký nhu cầu vay vốn tại bất kỳ thời điểm nào thay vì phải đến ngân hàng xếp hàng chờ đợi như trước kia, giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý".
Chị Lê Thị Thúy, Chủ siêu thị mini tại Thị Trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa đã đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của Agribank chi nhánh Hoằng Hóa. Trong quá trình bán hàng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ QR để thanh toán là chủ yếu mà không cần đén tiền mặt. Điều đó không chỉ giúp cửa hàng tiết kiệm thời gian, tránh bị nhầm tiền giả mà còn thuận tiện trong việc thanh toán thuận tiện trong việc giao và mua hàng.
Chị Lê Thị Thúy, Chủ siêu thị mini tại Thị Trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa cho biết thêm: "Khi khách thực hiện thanh toán trên mã quét tôi thấy tiên lợi hơn cho khách hàng và chủ bán hàng, nếu như trước thì có thể nhầm tiền giả, khách không mang tiền thì không mua được, nhưng nay không cầm tiền vẫn có thể thanh toán".

Thời gian qua, chi nhánh Agribank huyện Hoằng Hóa cũng đã đẩy mạnh giao dịch qua ứng dụng ngân hàng số kết hợp nhiều dịch vụ như thanh toán, chuyển khoản, đầu tư, tín dụng, thẻ, ví điện tử, cùng nhiều dịch vụ khác như tích hợp trong ứng dụng, tạo ra trải nghiệm toàn diện cho khách hàng để có thể dễ dàng theo dõi tài khoản, giao dịch mọi nơi thông qua điện thoại di động để khách hàng làm chủ thời gian giao dịch và không phải trực tiếp đến ngân hàng. Những giao dịch ngân hàng thông thường của khách hàng như: gửi, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn… đến các giao dịch phức tạp như: mở tài khoản online, gửi tiền tiết kiệm trực tuyến, phát hành thẻ, đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile Banking, đăng ký đơn xin vay đã được thực hiện ngay tại hệ thống. Qua đó, giúp người dân sử dụng các dịch vụ chuyển khoản, hạn chế sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí, tránh nhầm lẫn trong việc kiểm đếm, vận chuyển và hạn chế rủi ro cho khách hàng, góp phần giúp người dân tiếp cận gần hơn với các sản phẩm dịch vụ hiện đại, thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt.
Bà Bùi Mai Thương, Giao dịch viên ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa chia sẻ: "Khi khách hàng đến giao dịch, chúng tôi đã hướng dẫn và cài đặt app trên điện thoại cho khách hàng, qua đó dễ dàng giao dịch, tiện lợi và nhanh chóng".


Ông Đồng Phạm Chung, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa
Ông Đồng Phạm Chung, Phó Giám đốc Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Hoằng Hóa cho biết: "Thời gian qua, đơn vị cũng triển khai công tác nghiên cứu sáng kiến, qua đó cán bộ đãcó nhiều ứng dụng vào thực tế. Đồng thời việc ứng dụng khoa học công nghệ khách hàng không phải đến giao dịch, làm chủ được thời gian, với các dịch vụ mới được tích hợp tạo ra trải nghiệm toàn diện cho khách hàng".
Thời gian qua, chi nhánh Agribank Vĩnh Lộc đã triển khai hàng loạt các tiện ích, ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Agribank E-Mobile Banking đến người dân, góp phần thúc đẩy chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, đẩy lùi tín dụng đen trên địa bàn nông thôn. Đặc biệt, ứng dụng Agribank E-Mobile Banking của chi nhánh đã trở thành "chìa khóa" giúp người dân tiếp cận với cánh cửa "ngân hàng số", đưa các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện đại nhanh chóng, thuận tiện đến với người dân. Đặc biệt, Agribank E-Mobile Banking có thêm tính năng gửi tiền trực tuyến, giúp khách hàng gửi tiền tiết kiệm mà không cần phải đến ngân hàng. Hiện nay đã có 68.800 người có tài khoản ngân hàng, trong đó có 5.000 khách hàng nhận lương hưu trí qua tài khoản, bình quân mỗi tháng có hàng chục nghìn lượt giao dịch với tổng số tiền hàng trăm tỷ đồng.


Bà Hoàng Thị Phương, Phó Giám đốc chi nhánh Agribank Vĩnh Lộc
Bà Hoàng Thị Phương, Phó Giám đốc chi nhánh Agribank Vĩnh Lộc cho biết thêm: "Các ứng dụng tiện ích như nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, thanh toán QR Code, thanh toán tiền điện, nước, phí bảo hiểm, cước viễn thông... được tích hợp trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking được người dân ủng hộ, đánh giá cao với các ưu điểm thao tác dễ dàng, thuận tiện, chính xác, nhanh chóng, tính bảo mật cao".
Hiện nay, Agribank Bắc Thanh Hóa không ngừng gia tăng các dịch vụ ngân hàng tiện ích như: sử dụng dịch vụ Internet Banking khách hàng không phải ra điểm thu tiền điện, tiền nước để thanh toán, tất cả đều được xử lý qua tài khoản. Tính đến nay, đã cung cấp hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích đến khách hàng; trên 150.000 khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank. Đối với lĩnh vực thẻ, Agribank Bắc Thanh Hóa là một trong những đơn vị hàng đầu trong thị trường thẻ, tổng số thẻ đang hoạt động đạt gần 133 nghìn, số lượng ATM đạt 19 máy, POS đạt 72 thiết bị. Hiện nay, Agribank Bắc Thanh Hóa có mạng lưới rộng với các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc tại 8 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn và hội sở chính tại TP Sầm Sơn. Để phát triển các dịch vụ ngân hàng số, Agribank Bắc Thanh Hóa tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch ngân hàng điện tử trên nền tảng công nghệ hiện đại. Cùng với đó, sẽ hoàn thiện hệ thống sản phẩm, dịch vụ, nâng cao chất lượng và an toàn giao dịch... đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.


Bà Trần Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Agribank Bắc Thanh Hóa
Bà Trần Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Agribank Bắc Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian tới, đơn vị không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ hiện đại, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ ngân hàng đảm bảo tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về công nghệ, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng".
Với mục tiêu đưa dịch vụ ngân hàng số đến gần hơn với khách hàng, trong giai đoạn tới Agribank đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, tạo thêm các kênh thanh toán mới, thuận tiện, mang lại ích lợi cho khách hàng. Qua đó từng bước góp phần làm thay đổi nhận thức và thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong nhân dân, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và đúng định hướng về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.