Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nấm thương phẩm
Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nấm thương phẩm của Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân đã giúp cây nấm phát triển tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ lại được hàm lượng vi chất cao hơn nhiều lần so với nấm trồng theo các phương pháp thông thường. Đồng thời với dây chuyền tự động hoá các khâu trong chu trình nuôi trồng nấm đã giảm bớt nhân công và thời gian sản xuất.
Nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh, vì vậy đội ngũ công nhân sản xuất trong Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân đã thực hiện đồng bộ các quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Nguyên liệu trồng nấm gồm: lúa, ngô, mùn cưa và phân trùn quế đã được khử trùng sạch bằng nước vôi, sau đó phối trộn để làm giá thể trồng nấm, với quy trình khép kín, đảm bảo tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Để sản xuất nấm thương phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn có chất lượng tốt, đội ngũ công nhân công ty đã cẩn thận trong từng quy trình, công đoạn từ chuẩn bị nguyên vật liệu, phôi giống, chăm sóc cho đến thu hoạch. Nguyên liệu trồng nấm được xay nhỏ, xử lý khử trùng qua nước vôi, đóng vào các túi nilon rồi đem hấp trong lò hấp thanh trùng ở 100 độ C trong 8 tiếng liên tục, sau đó để nguội rồi mới cấy nấm giống. Đặc biệt, để giúp nấm sinh trưởng phát triển tốt đòi hỏi khu vực trồng nấm phải sạch sẽ, đáp ứng được các tiêu chí về: nhiệt độ, ánh sáng.


Để hiện đại hóa quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ mới trong các khâu sản xuất nấm, Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân đã đầu tư các loại máy móc, thiết bị như: Máy đảo nguyên liệu tự động, hệ thống chiếu sáng, hệ thống tưới nước tự động, hệ thống theo dõi nhiệt độ, độ ẩm… Thực hiện trồng nấm hoàn toàn tuân thủ quy trình khắt khe như: trong môi trường phòng lạnh vô trùng, được chiếu tia cực tím, sát khuẩn bằng nhiệt. Khi cấy phôi nấm, kỹ thuật viên phải thao tác nhanh, tránh ảnh hưởng của không khí bên ngoài. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã tạo điều kiện để Công ty có thể sản xuất nấm quanh năm, ngay cả những khi thời tiết nắng nóng. Công nghệ điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Với công nghệ trồng nấm trong nhà lạnh đã khắc phục tình trạng sản xuất theo mùa vụ, sản phẩm nấm được cung cấp quanh năm.
Tại khu vực trồng và thu hoạch nấm, Công ty đầu tư hệ thống lưới ngăn côn trùng gây hại, luôn đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng cho nấm phát triển thích hợp; đồng thời toàn bộ khu vực nuôi giá thể nấm đã được áp dụng công nghệ nén nước tự động, giúp tạo ra những hạt sương li ti sau đó khuếch tán đưa hơi nước bao trùm lên toàn bộ khu vực nuôi nấm, giúp làm giảm nhiệt độ môi trường, tăng độ ẩm không khí mà không gây ra tình trạng bị ngập úng. Với phương pháp này, việc chăm sóc nấm trước thu hoạch chỉ cần 2- 3 người; quá trình tạo độ ẩm cho nấm thay vì mất 2 tiếng đồng hồ như trước giờ chỉ cần 3 - 5 phút là hoàn thành.

Hiện nay, trên diện tích 2.000m2 nuôi trồng nấm, Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân đang sản xuất các loại nấm gồm: Nấm bào ngư, Nấm sò và Nấm linh chi, với sản lượng trung bình 20 tấn/tháng; tạo việc làm ổn định cho 30 lao động. Hiện sản phẩm nấm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn VietGap và đang hoàn thiện các điều kiện để được công nhận sản phẩm OCop 3sao.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nấm thương phẩm của Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Thọ Xuân đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận, sản phẩm nông sản chất lượng an toàn và đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Việt Nam đứng thứ 6 trên Bảng xếp hạng Chỉ số AI thế giới
Theo kết quả trong Bảng Chỉ số AI thế giới do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu vừa công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên tổng số 40 quốc gia trên thế giới, đạt 59,2 điểm trên thang 100.

Ngành công thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong năm 2025
Bộ Công thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025. Trong đó, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân
Tính đến kỳ chi trả tháng 7/2025, 81,5% người nhận lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng trong cả nước đã nhận qua tài khoản cá nhân, tăng 6,5% so với cuối năm 2024.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.