Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
Những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng tiến bộ công nghệ để đổi mới, sáng tạo trong dạy và học cũng như quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đang hướng đến mục tiêu đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.
Giờ học Tiếng Việt tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, học sinh hào hứng, chăm chú nghe giảng và tương tác với giáo viên, bạn học. Việc soạn giáo án điện tử, dạy bằng máy chiếu đã giúp giáo viên sáng tạo hơn trong việc truyền tải kiến thức đến học sinh.
Với việc sử dụng phần mềm zoom hoặc k12 online và các thiết bị hỗ trợ, tiết học cũng được kết nối trực tuyến đến các học sinh không thể đến trường vì các lý do cá nhân. Ngoài ra, các giáo viên còn thực hiện việc giao bài tập cho học sinh và nộp bài, chấm điểm trên nền tảng số.
Cô giáo Lê Phương Thảo - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa: "100% các bài dạy của tôi sử dụng giáo án điện tử, tôi giao bài, chấm bài trền phân mềm ayota, học qua zoom… Ứng dụng công nghệ thông tin giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian, sáng tạo hon. Học sinh thì hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn"
Không chỉ tăng cường sử dụng công nghệ trong dạy và học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực từ quản lý, đào tạo, đến nghiên cứu khoa học, tuyển sinh... Hệ thống phần mềm quản trị đã giúp các nhà trường quản lý hiệu quả hoạt động chuyên môn của giáo viên; tiến trình, kết quả học tập của học sinh và nhiều hoạt động khác. Hiện nay, hệ thống quản trị của nhiều trường học cho phép phụ huynh có thể truy cập, tra cứu kết quả học tập, rèn luyện của con em mình.
Đến nay, 100% các trường THPT, Phòng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử; hơn 80% trường học sử dụng phần mềm trong quản lý; trên 1.400 trường học sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy và thi trực tuyến.
Các phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục, thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ điểm danh thông minh, các ứng dụng dành cho cán bộ giáo viên, phụ huynh trên nền tảng Internet cũng đang được triển khai. Đây là những nền tảng quan trọng để các cơ sở giáo dục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dạy và học.
Ông Viên Đình Huy - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Vừa qua huyện đã đầu tư thiết bị cho các trường học để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo các nhà trường tăng cường nâng cấp , cập nhật các phần mềm, áp dụng hiệu quả vào công tác quản lý, giảng dạy".
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 có 20% trường học trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh; 100% trường học, giáo viên, học sinh, sinh viên được trang bị đầy đủ về hạ tầng, nền tảng, máy tính và các phương tiện phục vụ dạy và học trực tuyến.
Để đạt mục tiêu này, cùng với ngành giáo dục và đào tạo, các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội phải nỗ lực hơn nữa để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng, trang thiết bị phục vụ số hóa dữ liệu.
Thư viện thân thiện - Phát triển văn hoá đọc
Để lan toả và thu hút học sinh đọc sách, yêu sách, thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động xây dựng các mô hình thư viện thân thiện.
Những nhà giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Khắc ghi lời Bác dạy, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ngày càng có nhiều những tấm gương nhà giáo tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Trường THPT Hoàng Lê Kha đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1
Sáng ngày 20/11, Trường Trung học phổ thông Hoàng Lê Kha, huyện Hà Trung đã tổ chức lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Cô giáo Mường sống trọn tâm với học trò
Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người cao quý, cô Trương Thị Anh – giáo viên trường Tiểu học Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc đã chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học trò người dân tộc Mường nơi đây. Không chỉ là giáo viên dạy giỏi, cô còn được học sinh, phụ huynh và bạn bè đồng nghiệp quý mến vì sự tận tụy trong công việc và luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.
Trường Đại học Hồng Đức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Sáng ngày 20/11, trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Trường Chính trị tỉnh Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập và Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Sáng ngày 20/11, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm thành lập và Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn khai giảng năm học 2024 - 2025
Sáng ngày 20/11, trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025; kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam và công bố Quyết định bổ nhiệm Phó hiệu trưởng nhà trường.
Thanh Hoá có hàng chục nghìn sáng kiến trong giáo dục
Những năm qua, phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo đã có sự lan tỏa lớn trong công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa. Qua đó, nhiều tấm gương nhà giáo đã được vinh danh nhà giáo tiêu biểu toàn quốc và nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh. Các thầy cô là những tấm gương sáng về nỗ lực đổi mới, sáng tạo, hết mình vì học sinh thân yêu.
Thành phố Thanh Hoá kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các trường học trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các thế hệ thầy cô. Đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo khí thế hăng hái, phấn đấu trong dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trường Trung cấp nghề Nga Sơn khai giảng năm học mới 2024 - 2025
Sáng ngày 19/11, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học 2024-2025 và khánh thành công trình thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.