ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước

Từ ngày 1/7 tới đây, Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng đối với thẻ căn cước và thông tin lưu trữ liên quan đến căn cước của người dân trên môi trường điện tử. Những thay đổi này là minh chứng rõ nét cho nỗ lực bắt kịp với làn sóng chuyển đổi số trên thế giới của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong thu thập, lưu trữ, quản lý và ứng dụng thẻ căn cước.

Tuyết Hạnh - Linh Sơn

25/06/2024 10:18

Theo Luật Căn cước 2023, từ 1/7/2024, thẻ căn cước mới vẫn được thiết kế dạng thẻ cứng và sử dụng công nghệ chip điện tử có khả năng chứa dữ liệu lớn, độ bền cao và rất khó làm giả.

Công nghệ này cho phép lưu trữ cùng lúc nhiều trường thông tin của người dân liên quan đến nhân thân, lai lịch và sinh trắc học của một người. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để tích hợp các giấy tờ tùy thân khác như giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… hay các ứng dụng chứ kỹ số, sinh trắc học, mật khẩu 1 lần… vào 1 thẻ duy nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước- Ảnh 1.

Anh Vũ Trọng Trường Sơn, Xã Bắc Lương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện giờ tôi thấy làm thủ tục hành chính đơn giản lắm, chỉ cần mang theo căn cước công dân gắn chip và giấy khai sinh của con là được, không giống như trước. Tôi nghĩ là việc tích hợp nhiều thông tin, nhiều loại giấy tờ vào thẻ căn cước thì rất tốt, thuận lợi cho người dân, cả việc mang đi mang lại, giữ thẻ cũng như là xuất trình thẻ".

Một điểm mới đáng chú ý của Luật Căn cước 2023 là từ ngày 1/7/2024, người dân sẽ được thu thập thông tin mống mắt khi đến làm thẻ căn cước mới tại cơ quan Công an. Cùng với ảnh chân dung và vân tay, việc thu nhận thêm thông tin mống mắt sẽ giúp định danh chính xác 1 cá nhân bởi mống mắt là đặc điểm sinh học độc nhất, hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về con người.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước- Ảnh 2.

Ông Ruben Bantoto, Cộng hòa Philippines

Ông Ruben Bantoto, Cộng hòa Philippines cho biết thêm: "Theo quan điểm cá nhân tôi, tôi cho rằng việc Luật mới của Việt Nam cấp căn cước cho hầu hết các đối tượng, và tích hợp toàn bộ thông tin cá nhân trên 1 thẻ duy nhất, rồi chứa đựng các thông tin như mống mắt, ADN là 1 bước tiến lớn cả về công nghệ và phương thức quản lý, hơn cả Philippines vì hiện ở Philippines thì công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang phải sử dụng song song 2 loại thẻ. Để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước phải có hệ thống trang thiết bị rất hiện đại và phải đồng bộ các dịch vụ với nhau thì mới khai thác được hết nguồn dữ liệu".

Theo Bộ Công an, các thông tin của công dân được ứng dụng công nghệ bảo mật cao nhất và theo nhiều lớp. Các thiết bị dùng để thu nhận và số hóa dữ liệu, cập nhật vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Bộ Công an kiểm tra, đạt tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm chuyên dụng, có mã hóa bảo mật và được quản lý theo mã số riêng, truy nguồn gốc được chủ thể sử dụng.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước- Ảnh 3.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước- Ảnh 4.

Thượng tá Mai Đa Nhim, Phó trưởng Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Thượng tá Mai Đa Nhim, Phó trưởng Công an thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Quá trình thu nhận thông tin căn cước của người dân, chỉ có những cán bộ được cấp quyền sử dụng máy thì mới thực hiện các thao tác nhận dữ liệu và tuyệt đối cấm việc can thiệp, lấy thông tin và cung cấp ngoài các mục đích nghiệp vụ và theo yêu cầu công dân. Cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định".

Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong cấp, quản lý và sử dụng thẻ căn cước sẽ cho phép cả người dân và cơ quan quản lý Nhà nước tiếp cận gần hơn với mục tiêu chuyển đổi số toàn diện, bắt nhịp xu thế chung của toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hạ tầng thiết bị công nghệ tại nước ta còn chưa đồng bộ, chưa khai thác được hết các tính năng ưu việt của thẻ căn cước. Do đó, cần những kế hoạch, lộ trình dài hơi nhằm đem tới cho người dân và các cơ quan hành chính những trải nghiệm thật sự tương xứng với các tiện ích mà thẻ căn cước mang lại trong tương lai.

Nguồn: Bản tin Thời sự THNM ngày 25/6/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bình minh sau cổng trời

Bình minh sau cổng trời

08:29 , 22/10/2024

Nghị quyết số 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tạo nên luồng gió mới để Mường Lát phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Những hủ tục dần bị loại bỏ, tệ nạn xã hội dần được dẹp trừ, người dân chăm lo lao động, sản xuất với những mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao. Và điều quan trọng nhất, Nghị quyết số 11 đã nhân lên niềm tin, khát vọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát vượt khó, nỗ lực phấn đấu, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bắt đầu bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

Bắt đầu bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến

08:27 , 22/10/2024

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa chính thức triển khai tính năng bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến.

Ngày 22/10, khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi

Ngày 22/10, khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi

08:00 , 22/10/2024

Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh hóa thông tin, đêm qua và sáng sớm nay (22/10) khu vực tỉnh Thanh Hoá có mưa rào và dông vài nơi.

Nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng cần sửa chữa

Nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng cần sửa chữa

07:54 , 22/10/2024

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên sông Chu đang quản lý, vận hành 3 hệ thống thuỷ nông với gần 100 hồ đập, hơn 200 trạm bơm, 8 hệ thống tiêu lớn, có chức năng tưới, tiêu nước cho gần 141 nghìn ha diện tích gieo trồng của 18 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều công trình thuỷ lợi đã xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành phục vụ việc tưới tiêu, cần được sửa chữa, nâng cấp kịp thời.

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận trong lĩnh vực nông nghiệp

Nâng cao năng lực kiểm nghiệm và chứng nhận trong lĩnh vực nông nghiệp

07:53 , 22/10/2024

Nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa đã nâng cao năng lực kiểm nghiệm, kiểm định bằng việc đầu tư trang thiết bị kết hợp đào tạo cán bộ đáp ứng chuyên môn, nghiệp vụ.

Chiều tối và đêm 22/10, không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá

Chiều tối và đêm 22/10, không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá

07:51 , 22/10/2024

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, khoảng chiều tối và đêm nay (22/10), một bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực tỉnh Thanh Hoá, do vậy thời tiết cụ thể như sau:

Hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob

Hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob

23:06 , 21/10/2024

Ngày 21/10, tại xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Công ty TNHH East-West Seed phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã tổ chức hội thảo đầu bờ, giới thiệu mô hình trồng giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob.

Xã Đông Nam đón nhận và an táng liệt sĩ

Xã Đông Nam đón nhận và an táng liệt sĩ

23:05 , 21/10/2024

Sáng ngày 21/10, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sĩ Lê Viết Hào và liệt sỹ Ứng Văn Lệ về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Đông Nam.

Huyện Đông Sơn trao 2,7 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Huyện Đông Sơn trao 2,7 tỷ đồng ủng hộ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

20:00 , 21/10/2024

Sáng ngày 21/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở của huyện Đông Sơn.

Trường học miền Nam trên đất Bắc

Trường học miền Nam trên đất Bắc

19:58 , 21/10/2024

Sau năm 1954 để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là chuẩn bị xây dựng lại miền Nam khi nước nhà thống nhất, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã quyết định xây dựng các trường nội trú tập trung, nuôi dạy số con em đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Hệ thống các trường học sinh miền Nam trên đất Bắc đã góp phần nuôi dạy trưởng thành hơn 32 nghìn học sinh miền Nam.