Ứng dụng công nghệ trong chăm sóc trẻ sinh non
Trẻ sinh non luôn phải đối mặt với nguy cơ tủ vong và gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Với trẻ sinh non sau khi chào đời được thụ hưởng chăm sóc y tế cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Xác định được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sinh non, thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hướng tới mục tiêu hỗ trợ chăm sóc, điều trị toàn diện cho trẻ sinh non, góp phần hồi sinh sự sống cho những thiên thần bé nhỏ.
Niềm vui, hạnh phúc lớn lao của gia đình chị Nguyễn Thị Chung, ở thôn Đông Mỹ, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa là khi chị mang thai đứa con đầu lòng. Nhưng thật không may chị phải vào viện Phụ sản Thanh Hóa cấp cứu và sinh non khi thai mới được gần 8 tháng. Sinh con khi chưa đủ ngày đủ tháng với cân nặng chỉ 1,7 kg trong tình trạng suy hô hấp nặng, gia đình chị đã đặt trọn niềm tin vào đội ngũ y, bác sĩ của Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Khác với những ca sinh thường, con của chị được điều trị tích cực bằng nhiều phương pháp khác nhau, với sự hỗ trợ của các loại máy móc. Sau 14 ngày điều trị, nuôi dưỡng trong lồng ấp, sức khỏe của bé có nhiều tiến triển, bác sĩ chỉ định phương pháp chăm sóc Kangaroo (hay còn gọi là da kề da) mà không cần sự hỗ trợ của máy móc như những ngày mới sinh.
Chị Nguyễn Thị Chung, Thôn Đông Mỹ, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi được 32 tuần tôi sinh bé sinh non, được chăm sóc từ trong lồng ấp đến khi ra Kangaroo như thế này. Đến hôm nay là 17 ngày, cháu nằm trong lồng ấp 14 ngày, đến hôm nay cháu được về ăn Tết".
Hiện nay trẻ sinh non được định nghĩa là trẻ có khả năng sống, có tuổi thai trên 22 tuần và dưới 37 tuần, có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gram. Trẻ sinh non sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe vì phổi chưa trưởng thành, có khả năng bị xẹp phổi, xuất huyết phổi, tràn khí màng phổi, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, nhiễm khuẩn huyết. Do đó, tùy thuộc vào thời điểm trẻ ra đời, bác sĩ có thể xác định được tình trạng của trẻ và đưa ra phác đồ điều trị cần thiết. Tại Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa hiện đang có 27 trẻ sinh non, trong đó có 12 trẻ sinh non dưới 2 kg đang được chăm sóc, điều trị. Tất cả trẻ đều được nằm riêng trong phòng cách ly với điều kiện kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Tại đây, nhân viên y tế sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc toàn bộ từ cho ăn, tắm hay lau rửa vệ sinh, theo dõi các chỉ số phát triển cơ thể... Bởi với trẻ đẻ non, chỉ một thay đổi nhỏ từ màu sắc của da hay lượng ăn 1 bữa giảm hơn... cũng có thể là dấu hiệu của sự bất thường. Nếu không theo dõi sát, kịp thời phát hiện và xử lý có thể dẫn đến biến chứng nặng.
Bác sĩ CKI Phạm Lương Tuấn, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với bệnh nhân có nhiều nguy cơ, thư nhất về vấn đề hô hấp, cháu bế rất dễ bị ngừng thở, thứ 2 vấn đề nhiễm trùng sơ sinh. Đối với trẻ sinh non kháng thể rất kém nên rất dễ bị nhiễm trùng bệnh viện, rất dễ bị viêm ruột hoại tử nên rất khó khăn trong vấn đề dinh dưỡng đối với trẻ".
Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa mỗi năm tiếp nhận hàng nghìn lượt trẻ sơ sinh đến khám và điều trị nội trú các bệnh lý, trong đó sơ sinh non. Riêng năm 2023, có gần 20 nghìn trẻ được sinh ra tại bệnh viện, trong đó có hơn 1.200 trẻ sinh non. Để có thể nuôi dưỡng, điều trị thành công cho trẻ sơ sinh non tháng, mang lại niềm vui cho các gia đình, mỗi y, bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện đều nỗ lực hết sức, mang tinh thần và trách nhiệm như những "người mẹ thứ hai" của trẻ. Song song với phát triển nguồn nhân lực, cử các kíp bác sĩ, điều dưỡng đi đào tạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư, đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, đặc biệt là việc phát triển các kỹ thuật cao, trong đó có một số kỹ thuật chuyên sâu mà trước đây chỉ bệnh viện tuyến Trung ương mới thực hiện được. Tại Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: máy thở, monitor theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, hệ thống ô xy trung tâm, lồng ấp, đèn chiếu da, tủ lạnh bảo quản sữa mẹ..... Với sự nỗ lực nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới, hiện Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh cũng đã làm chủ nhiều kỹ thuật chuyên sâu thành công, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, như: bơm thuốc trương thành phổi, thở máy, kỹ thuật luồn ống thông tĩnh mạch rốn nuôi dưỡng trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh cực non, chăm sóc Kangaroo... Nhờ đó, nhiều ca bệnh khó đã điều trị thành công, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.
Điều dưỡng Trịnh Thị Phượng, Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trẻ sinh non đòi hỏi sự chăm sóc của nhân viên y tế, cùng với máy móc hiện đại. Đối với cá nhân tôi luôn cập nhật những kiến thức vận hành máy móc, áp dụng vào chăm sóc bệnh nhân đề đạt hiệu quả tối đa. So với trươc đây, những trang thiết bị hiện đại thuận lợi hơn rất nhiều, mang lại hiệu quả điều trị tối đa".
Bác sĩ CKI Phạm Lương Tuấn, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại bệnh viện ttrang bị nhiều máy móc cho khoa để điều trị cho trẻ sinh non, Bệnh viện tiếp cận nhiều kỹ thuật tiên tiến mới của ngành y tế, trong đó có chăm sóc đặc biệt trẻ sinh non, những bệnh hô hấp nặng đã được tiêm thuốc trưởng thành phổi, cứu sống nhiều trẻ sinh non, sinh cực non. Máy móc cũng đã hỗ trợ bằng các máy thở, giám sát bệnh nhận 24/24. Cũng đã cứu sống được nhiều bệnh nhân non tháng nhẹ cân, rút ngắn thời gian chăm sóc, điều trị cho các bé sớm trở về gia đình".
Việc triển khai thành công các kĩ thuật về hồi sức sơ sinh cũng như các kĩ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non nhẹ cân tại Khoa Hồi sức tich cưc sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn thụ hưởng dịch vụ kĩ thuật cao ngay tại địa phương. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc và nuôi dưỡng và điều trị trẻ sinh non tháng, triển khai thêm kỹ thuật chuyên sâu thuộc chuyên ngành cũng như đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại để cứu sống được nhiều hơn nữa những "mầm sống mới" vốn dĩ đã thiệt thòi hơn so với các trẻ khác.
Tham vấn các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Chiều 1/11, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tham vấn các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho thanh niên
Trong 2 ngày 30 - 31/10, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho hơn 300 đoàn viên thanh niên là cán bộ đoàn - hội cơ sở, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, mô hình kinh tế trên địa bàn huyện Cẩm Thuỷ, Như Thanh và Như Xuân.
Sử dụng chữ ký số cá nhân VNPT SmartCA ngay trên VneID
Từ ngày 28/10, người dân có thể khởi tạo chữ ký số VNPT SmartCA ngay trên ứng dụng VNeID của Bộ Công an và sử dụng chữ ký số này thực hiện ký số miễn phí hoàn toàn trên các cổng dịch vụ công. Đây là kết quả đạt được khi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép kết nối hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an với Hệ thống thông tin của Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông (VNPT).
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu, kinh doanh nước mắm truyền thống
Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh Thanh Hóa có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống, chủ yếu tập trung tại các huyện, thị xã, thành phố ven biển. Những năm gần đây, các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nước mắm truyền thống đã tận dụng những ưu điểm, lợi thế của chuyển đổi số để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhất là trong quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả thiết thực.
Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng tiên phong chuyển đổi số
Luôn gần dân, sát dân, nhiệt tình trong công việc, ông Vũ Đình Kịp, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng Khu phố 4, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã phát huy tốt vai trò tuyên truyền viên, tích cực hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số.
Huy động cộng đồng Internet Việt Nam chung tay để giảm thiểu lạm dụng tên miền
Trong bối cảnh các vụ lừa đảo, vi phạm pháp luật trên Internet ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến người dân và doanh nghiệp, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật".
Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngành ngân hàng
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa đã và đang đầu tư, ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Từ đó, mang đến những tiện ích cho khách hàng.
Tiếp tục xây dựng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phát triển ngày càng vững mạnh
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần tích cực, ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển tỉnh nhà, từng bước khẳng định được vị trí, vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa.
Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa
Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức
Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận gần 125.400 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.