Ứng dụng công nghệ trong chế biến lâm sản
Với gần 600.000 ha rừng sản xuất, là nguồn nguyên liệu dồi dào để tỉnh Thanh Hóa phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm sản. Với mục tiêu nâng cao hiệu suất và chất lượng sản xuất, những năm gần đây, các doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quy trình sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng, tại Cụm Công nghiệp Bãi Bùi, thị trấn huyện Lang Chánh, do Công ty CP Bamboo King Vina đầu tư xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng trên diện tích 15 ha, được khởi công xây dựng vào quý III năm 2021. Hiện nay, Công ty đang trong giai đoạn chạy thử máy để tiến tới nghiệm thu và làm các sản phẩm phát triển mẫu. Các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, EU, Hàn Quốc… Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động 100% công suất sẽ giải quyết việc làm cho 1.500 lao động và hàng nghìn lao động gián tiếp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, Công ty đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của Đức và Trung Quốc. Đặc biệt, Công ty sử dụng công nghệ biến tính, không dùng hoá chất, các bon hóa cenlulo, lượng đường trong tre giảm, chống được mối mọt, sản phẩm không bị mốc. Bên cạnh đó, các sản phẩm thừa được đưa vào máy băm làm than hoạt tính, góp phần bảo vệ môi trường.
Ông Đinh Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bamboo King Vina huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công nghệ biến tính đã có từ lâu, tuy nhiên, chúng tôi có sự khác biệt là không dùng hóa chất, sự vượt trội của nó là chống mói mọt từ vật liệu tre, luồng. Chúng tôi có 6 lò biến tính trưng áp, 1 mẻ sử dụng 60 đến 80 tấn nguyên liệu, trưng áp từ 6 đến 8 tiếng. Sau khi các sản phẩm làm ra, độ cứng cáp của tre được tăng lên".
Từ năm 2022, Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Tập đoàn Đại phát, thị trấn huyện Lang Chánh bắt đầu sản xuất viên nén gỗ sinh khối. Để tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường khó tính Nhật Bản, Hàn Quốc và hạn chế tối đa chất thải gây ô nhiễm môi trường, công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật với mức đầu tư 27 tỷ đồng, công suất chế biến của 2 dây chuyền là 10 tấn /h. Từ đầu năm đến nay Công ty đã xuất khẩu trên 3000 nghìn tấn viên nén gỗ sinh khối.
Ông Phạm Tiến Nam, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Tập đoàn Đại phát, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Để Xuất khẩu sang thị trường bên Nhật, công ty đã đầu tư máy móc công nghệ của Nhật và đã được huyện Lang Chánh giao quản lý hơn 6000ha rừng để công ty xây dựng chứng chỉ FSC. Khi đầu tư hệ thống năng suất cao hơn, hệ thống chống bụi tốt hơn của Trung Quốc".
Huyện Quan Hóa có trên 86.000 ha đất rừng, trong đó có trên 27.000 ha luồng với 5.800 ha đã được cấp chứng chỉ FSC. Toàn huyện có 22 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 11 công ty, 6 Hợp tác xã, 5 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tre luồng, với các sản phẩm vàng mã, thanh ván gỗ sàn. Để hoạt động chế biến lâm sản phát huy hết tiềm năng, huyện Quan Hóa đang tập trung rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, mở rộng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn; khuyến khích các các doanh nghiệp, Hợp tác xã đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Với sự hỗ trợ, hướng dẫn của các lực lượng chức năng, hiện trên địa bàn huyện Quan Hóa có 7 doanh nghiệp, Hợp tác xã đã đầu tư, bảo đảm các điều kiện về xử lý nước thải bảo vệ môi trường, được cấp phép hoạt động trở lại.
Bà Hà Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ trong chế biến lâm sản, trong thời gian tới, huyện Quan Hóa sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, Hợp tác xã đầu tư trang thiết bị vào sản xuất nâng cao giá trị, giảm nhân công. Bên cạnh đó tiếp tục vận động doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia chuỗi liên kết sản xuất. Đồng thời xây dựng hệ thống xử lý nước thai, bảo vệ môi trường".
Đỗ Ngọc Trung, Phụ trách kỹ thuật, môi trường Hợp tác xã chế biến lâm sản sông Mã, Cụm số 1 xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa cho biết: "Ngày xưa, ở đây áp dụng công nghệ sinh học, không phân tách riêng từng loại nước thải. Vì vậy, hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước thải không được cao. Hiện giờ chúng tôi đầu tư công nghệ mới, 1 là chúng tôi thu gom riêng từng loại nước thải. Thứ 2 là áp dụng Công nghệ mới, đó là công nghệ bề nổi, kết hợp hóa lý, hóa lý giúp xử lý gần như triệt để. Hiện nay, hệ thống tuần hoàn 100%, nước sau xử lý có thể tái tái sử dụng, không đưa ra ngoài môi trường".
Thanh Hóa là địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển hệ thống nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm sản. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến có công nghệ hiện đại và hợp tác chặt chẽ trong phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn chưa nhiều, khiến giá trị gia tăng một số sản phẩm chưa cao. Do đó, để phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp, Hợp tác xã cần quan tâm tới công tác ứng dụng công nghệ chế biến tiên tiến; đồng thời tích cực đầu tư vào vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần hỗ trợ, tạo điều kiện để trở thành "cầu nối" giữa doanh nghiệp và người trồng rừng, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.