Ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe
Thời gian qua, các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đã không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, xe ô tô, thiết bị, máy móc ứng dụng thông tin phục vụ quá trình giảng dạy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý, giám sát công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Đặc biệt với việc triển khai chương trình dạy mới theo Thông tư 04, đang được các cơ sở triển khai, thực hiện, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo hướng ngày càng hoàn thiện, nâng cao.
Thời gian qua, trường Trung cấp Nghề Giao thông vận tải Thanh Hóa đã rất nỗ lực trong việc đầu tư thiết bị đồng bộ trong công tác quản lý và đào tạo lái xe ô tô. Với việc lắp đặt hệ thống DAT trên xe ô tô tập lái cơ bản được hoàn thành theo quy định mới, giúp đơn vị quản lý, theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm hệ thống thông để phục vụ công tác quản lý như: người học phải học đủ thời gian, số km quy định thì mới được thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo lái xe của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường đã đầu tư thêm các trang thiết bị mới một số xe ô tô tự động, số sàn đồng bộ, đầu tư thêm máy vi tính phục vụ cho việc học lý thuyết tại các phòng học và thi Luật Giao thông đường bộ giúp cho người học làm bài thi trên máy vi tính dễ ghi nhớ các tình huống khi tham gia giao thông.
Anh Hoàng Quốc Cường, Học viên tại Thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Phầm mềm điện tử đã mô phỏng được trong quá trình lái xe, giúp ích cho mình sau này đi trên đường, nó mang lại hiệu quả rõ rệt và mình sẽ cố gắng thi tốt."
Theo quy định, từ ngày 1/1/2023, các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đưa thiết bị cabin học lái xe vào chương trình đào tạo. Theo đó, nhà trường đã đầu tư lắp đặt 3 cabin điện tử để giúp học viên thực hành trên ca bin mô phỏng bằng những bài tập cơ bản, nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình phức tạp như đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong thành phố... Qua đó, các học viên sẽ được làm quen với các tình huống và học cách xử lý khi tham gia giao thông trong quá trình học thực hành, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Thầy giáo Trường Trung cấp Nghề Giao thông vận tải Thanh Hóa Thanh Hóa cho biết: "So với trước đây thì việc học các phần mềm điện tử học viên sẽ được thực hành nhiều hơn, đáp ứng yêu cầu trong quá trình đào tạo từ các phầm mềm cơ bản đến nâng cao khi lái xe trên cabin điện tử.."
Còn tại trường Cao đẳng Nghề kinh tế - công nghệ Vincet phường Quảng Thành, Thành phố Thanh Hóa, mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đưa trường Vicet trở thành một Trường đào tạo thân thiện có chất lượng đào tạo đứng tốp đầu trong và ngoài tỉnh. Do đó, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường đã được đầu tư đồng bộ, lắp đặt thêm 3 ca bin học lái, đặt thiết bị DAT trên xe, mua sắm thêm các dòng xe hiện đại, giúp học viên được trải nghiệm một môi trường học tập chuyên nghiệp. Cùng với đó, trường còn chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, như sử dụng thiết bị giám sát bằng vân tay, nhận diện khuôn mặt để điểm danh học viên, đảm bảo học viên phải tham gia đầy đủ thời gian học lý thuyết và quãng đường thực hành lái xe trên đường. Toàn bộ quá trình dạy và học đều được giám sát bằng thiết bị theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải. Việc ứng dụng công nghệ mới trong quy trình đào tạo sát hạch lái xe giúp những học viên sau khi có giấy phép lái xe, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều nắm chắc và tuân thủ nghiêm Luật Giao thông đường bộ.
Ông Trịnh Quốc Toàn, Thầy giáo Trường Cao đẳng Nghề kinh tế - công nghệ Vincet Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong quá trình áp dụng các thiết bị, học viên sẽ được tham gia giao thông trên đường nhiều hơn, được xử lý nhiều tình huống khi áp dụng 810km đường trường, học viên sẽ nâng cao tay nghề để lái xe an toàn và tốt hơn."
Ông Phạm Văn Toản, Phó hiệu trưởng- Trường Cao đẳng Nghề kinh tế - công nghệ Vincet Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc lắp đặt các công nghệ mới theo quy định của Bộ giao thông thì công tác quản lý của nhà trường tốt hơn, thiết thực hơn vì học viên được tham gia đúng theo quy định, kỹ năng lái xe của học viên sẽ được nâng cao, tham gia GT sẽ tránh được những tình huống…"
Thực hiện theo thông tư 04/2022 của Bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thời gian qua các cơ sở đào tạo lái xe đã đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định bảo đảm đồng bộ theo đúng lộ trình quy định. Trong đó, các cơ sở hoàn thành lắp đặt, đưa phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe vào giảng dạy; cabin điện tử, ứng dụng công nghệ để quản lý thời gian học lý thuyết…Cùng với đó, các kỳ thi sát hạch được áp dụng thiết bị, công nghệ tự động trong toàn bộ các khâu sát hạch từ lý thuyết đến thực hành lái xe, nhằm bảo đảm việc đào tạo, sát hạch diễn ra nghiêm túc và chất lượng, giúp nâng cao tay nghề của người lái xe và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Ông Lại Thế Khái, Phó giám đốc Sở giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian qua các cơ sở đào tạo đã đưa các thiết bị máy móc vào trong quá trình dạy và thực hành đã đáp ứng được yêu cầu. Hiệu quả mang lại rất khả quan, nâng cao chất lượng đào tạo trên các cung đường, kỹ năng của học viên tốt hơn."
Chủ động ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào quá trình giảng dạy và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe được xem là một bước tiến của các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh. Điều này không chỉ khẳng định thương hiệu của nhà trường mà còn góp phần nâng chất lượng đào tạo, chất lượng sát hạch, một trong những yếu tố ngăn ngừa các hành vi vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.