Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Công ty Vận tải quốc tế Đức Phát hiện có hơn 80 đầu xe chuyên khai thác, vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các tuyến: Thành phố Thanh Hóa - Hà Nội và Hoằng Hóa - Hà Nội. Những năm gần đây, công ty đã tích cực ứng dụng công nghệ trong quản lý và phục vụ hành khách; mang đến nhiều trải nghiệm mới cho khách hàng. Công ty đã nghiên cứu, áp dụng các phần mềm quản trị vận tải hành khách, hệ thống phần mềm quản lý, chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý hàng hóa, phần mềm điều hành... giúp hầu hết các công đoạn trong hoạt động vận tải hành khách của công ty đều được số hóa, giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí. Đáng chú ý, việc tải app của nhà xe về điện thoại di động đã giúp khách hàng đặt vé online, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức… Nhờ ứng dụng công nghệ, lượng khách của Đức Phát đã ngày một tăng.


Chị Lê Thị Tuyết, Quản lý Công ty Vận tải quốc tế Đức Phát, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Tuyết, Quản lý Công ty Vận tải quốc tế Đức Phát, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đức Phát là nhà xe ra đời sau nên tiên phong về công nghệ, tiêu biểu như: công nghệ đặt vé, công nghệ điều hành. Tất cả lái xe trung chuyển, lái xe tuyến và các bạn tổng đài đều đặt công nghệ lên hàng đầu. Công nghệ đã mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng như: khách hàng đặt vé có thể biết được số giường; đến văn phòng chỉ cần đọc số điện thoại là lấy được vé của mình. Với bộ phận lái xe rất tiện lợi trong đón khách, đi đường…".
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi thường xuyên đi chuyến Thanh Hóa - Hà Nội và Hà Nội - Thanh Hóa của nhà xe Đức Phát. Việc chuyển khoản, đặt vé qua điện thoại rất tiện lợi cho hành khách".
Công ty TNHH Mai Linh Thanh Hóa hiện có trên 600 đầu xe các loại, hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các hãng xe, công ty đã áp dụng sáng kiến "Kết nối và ứng dụng công nghệ 4.0 với tổng đài 1055 vào điều hành vận tải taxi" giúp số lượng cuộc gọi của khách hàng đến tổng đài tăng lên khoảng 30%. Những năm gần đây, đơn vị đã đưa vào khai thác, vận chuyển hành khách trên tuyến: Thành phố Thanh Hóa - Hà Nội và ngược lại. Theo đó, Công ty Mai Linh Willer Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và phục vụ hành khách. Chỉ cần gọi điện thoại đặt vé là khách hàng biết được số ghế, giờ xuất phát và được lái xe của công ty đến tận nhà đón và trả về tận nhà. Đặc biệt, trước khi xuất bến, các lái xe của Mai Linh đều được đo huyết áp, nhịp tim và thổi nồng độ cồn. Từ đó, góp phần đảm bảo cho hành khách một chuyến đi an toàn.


Anh Lại Văn Sang, Giám đốc Công ty Mai Linh Willer Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Lại Văn Sang, Giám đốc Công ty Mai Linh Willer Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mai Linh Willer Thanh Hóa đầu tư thêm các hệ thống: máy đo nồng độ cồn, máy đo huyết áp để lái xe khi đưa khách đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Mai Linh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đầu tư, kết hợp với 1 số đại lý mở thêm dịch vụ đặt vé; đặt qua app của đại lý, hệ thống online cũng đặt được vé".
Nhằm nâng cao chất lượng vận tải phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và du khách, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã tích cực ứng dụng phần mềm vào hoạt động quản lý và số hóa các hoạt động kinh doanh. Theo đó, dữ liệu khách hàng được cập nhật trên phần mềm điện tử, số điện thoại bàn được chuyển sang số hotline tích hợp tổng đài, lái xe cũng không cần phải tự ghi nhớ từng ngõ, phố để đón khách mà có chỉ dẫn tự động bằng bản đồ trên điện thoại thông minh... Nhờ vào hệ thống phần mềm quản lý và điều hành mà doanh nghiệp thực hiện các công tác như điều xe, điều người lái, sắp xếp các luồng tuyến một cách khoa học; tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Từ đó, giúp doanh nghiệp vận tải nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.


Anh Trịnh Huy Hiếu, Quản lý Hợp tác xã vận tải Quang Trung, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Anh Trịnh Huy Hiếu, Quản lý Hợp tác xã vận tải Quang Trung, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Giải pháp công nghệ, doanh nghiệp vẫn đánh giá là đến bây giờ mới đạt được 60%. Trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ để làm sao khách hàng bây giờ đã thuận tiện hơn trước rồi thì sẽ thuận tiện hơn nữa, dễ dàng hơn nữa trong quá trình đặt vé, đặc biệt là trong những dịp lễ Tết. Thời gian tới, doanh nghiệp vẫn xác định là tiếp tục ứng dụng cập nhật những cái chương trình phần mềm, những cái mới hơn, phát triển hơn, tiên tiến hơn để phục vụ khách hàng tốt hơn".
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đã giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và tăng doanh thu, tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng. Đồng thời, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, hạn chế được nhiều rủi ro, có được chuyến đi an toàn và nhiều trải nghiệm.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam, có địa chỉ trực tuyến tại https://techmartvietnam.vn, thực hiện vai trò kết nối giữa nghiên cứu, sản xuất và thị trường.

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.