Ứng dụng công nghệ trong xác minh danh tính các liệt sĩ chưa biết tên
Năm 2024, Ngân hàng gene liệt sĩ chưa xác minh được danh tính chính thức đi vào vận hành, đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Hiện nay, Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan đang triển khai cao điểm đợt thu nhận mẫu gene thân nhân liệt sĩ để giám định, lưu trữ trong ngân hàng gene. Từ đây, ứng dụng công nghệ đã mở ra cơ hội mới để hàng trăm nghìn liệt sĩ chưa biết tên được đoàn tụ với người thân.
Theo rà soát, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 15.000 liệt sĩ được an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc nhưng có đến 7.000 phần mộ chưa xác định được thông tin.
Trong đợt 1 triển khai thu nhận mẫu thân nhân liệt sĩ, từ ngày 12/5 đến hết hôm nay, 16/5, toàn tỉnh tổ chức 10 trạm cố định và hàng chục tổ công tác lưu động nhằm đẩy nhanh tiến độ thu nhận mẫu AND của người thân liệt sĩ.

Ông Lê Huy Viễn, Phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Huy Viễn, Phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi rất xúc động và rất vui mừng. Chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, đã kết thúc nửa thế kỷ nhưng nhiều gia đình như chúng tôi chưa tìm được mộ liệt sĩ. Bây giờ có công nghệ AND giúp chúng tôi có thể tìm lại được mộ phần liệt sĩ, thật sự rất cảm ơn".

Do đặc thù đối tượng lấy mẫu hầu hết là các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, nên việc triển khai thực hiện hết sức khẩn trương, nhanh chóng và đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng mẫu lấy và nhập dữ liệu thông tin.
Sau khi rà soát, sàng lọc, đối khớp dữ liệu giữa Sở Nội vụ và Công an tỉnh Thanh Hóa qua khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, quá trình lấy mẫu, đơn vị thu nhận mẫu và cán bộ Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục kiểm tra, đối soát thông tin cùng lúc từ thiết bị đọc dữ liệu căn cước. Các mẫu được phân biệt bằng mã vạch riêng gắn với thông tin dữ liệu về người lấy mẫu và niêm phong kỹ càng tránh nhầm lẫn.

Ông Tạ Hữu Dũng, Trưởng phòng Vận hành thu mẫu dự án, Công ty Cổ phần GeneStory, "Chúng tôi bố trí cán bộ có kỹ thuật và có kinh nghiệm để lấy mẫu. Đồng thời, phía công ty cũng bố trí vận chuyển mẫu đi Hà Nội ngay trong ngày để đảm bảo chất lượng mẫu lấy, phục vụ cho công tác xét nghiệm, phân tích mã gene và cập nhật dữ liệu".

Trung úy Lê Văn Tùng, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa
Trung úy Lê Văn Tùng, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi phải thu nhận dữ liệu tại chỗ để đảm bảo chính xác người được thu mẫu. Sau đó các dữ liệu này sẽ được đẩy lên hệ thống về Cục C06 để đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi có kết quả giải mã gene, dữ liệu gene tiếp tục được đồng bộ với dữ liệu đã có để tạo cơ sở đối chiếu với kho dữ liệu về gene của liệt sĩ".

Chỉ sau 4 ngày thực hiện cao điểm, tỉnh Thanh Hóa đã thu nhận được 932 mẫu AND của mẹ liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ cận huyết thống dòng họ ngoại. Tính chung cả nước, đến nay đã có khoảng 2.000 mẫu được thu nhận đạt chuẩn. Các lực lượng chức năng cùng các đơn vị thu nhận mẫu và giải mã gene đang tích cực tìm kiếm, quy tập hài cốt, xây dựng kho dữ liệu AND của liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ; thiết lập các quy chuẩn kỹ thuật để đối khớp dữ liệu, phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 60% mộ liệt sĩ còn thiếu thông tin được xác minh bằng phương pháp thực chứng.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm nâng cao năng suất và hạn chế rủi ro trong sản xuất, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.

Hơn 34.900 người tham gia Nền tảng nCademy
Nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đã mở khóa học miễn phí đầu tiên cho người dùng cá nhân về kỹ năng an ninh mạng. Chỉ sau vài ngày, khóa học đã nhanh chóng thu hút được hơn 34.900 người tham gia.

Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng
Báo cáo của Cisco cho thấy, phần lớn các tổ chức tại Việt Nam vẫn đang đối mặt thách thức lớn về tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng.

Hà Trung triển khai phong trào "Bình dân học vụ số"
Ngay sau lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn toàn tỉnh, huyện Hà Trung đã có triển khai sâu rộng, đồng bộ và hiệu quả phong trào nhằm phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho người dân. Từ đó, giúp người dân tiếp cận và dễ dàng ứng dụng công nghệ số vào đời sống cũng như trong công việc, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số.

Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành nghề chế biến thủy, hải sản
Thời gian qua, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương đã khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa các sản phẩm đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Bế mạc và trao giải Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ 28 năm 2025
Chiều 11/5, Tỉnh đoàn, Sở giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Hồng và Hội tin học tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tổ chức lễ bế mạc và trao giải Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ 28 năm 2025.

Công nghiệp game Việt Nam dự kiến thu về khoảng 1,66 tỷ USD năm 2025
Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về phát hành game trên nền tảng điện thoại thông minh. Đây là thông tin từ Báo cáo "Chiến lược quản lý và phát triển ngành công nghiệp game trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030" do TikTok và Sensor Tower thực hiện.

85% người Việt dùng ứng dụng Zalo
Theo báo cáo mới nhất của Decision Lab, với 78 triệu người dùng thường xuyên, nền tảng Zalo đang dẫn đầu về tỷ lệ người Việt sử dụng, vượt qua cả facebook, viber, telegram.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.