Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, những năm qua, các đơn vị, Hợp tác xã và hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế chứng minh, mô hình trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt và đang được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Chỉ cần chiếc điện thoại thông minh cài đặt hệ thống tưới tiêu tự động, ở bất cứ đâu, ông Nguyễn Ngọc Vụ, xã Minh Tâm, huyện Thiệu Hóa đều có thể điều khiển hệ thống máy bơm để tưới tự động cho hàng nghìn m2 dưa kim hoàng hậu trong nhà màng của mình mà không cần đến tận nơi. Với việc ứng dụng công nghệ cao, ông Vụ đã giảm được công sức, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ông Nguyễn Ngọc Vụ cho biết: "Trên cơ sở đầu tư, ngoài cơ sở vật chất gia đình chúng tôi đầu tư thêm thiết bị tưới nhỏ giọt. thiết bị hệ thống tự động cho hệ thống tưới, từ chỗ đó giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập".
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.600 ha cây trồng đã được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm như: tưới nhỏ giọt, tưới quấn quanh gốc, tưới cục bộ, phun mưa... Trong đó, công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel chiếm gần 70% diện tích.
Việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp tăng năng suất cây trồng trung bình từ 10 đến 30%, giảm 20 đến 50% chi phí công lao động, tiết kiệm từ 20 đến 40% lượng nước so với phương thức tưới truyền thống. Ngoài tưới nước, việc bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Isarel còn giúp giảm từ 10 đến 30% lượng phân bón, hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình canh tác.
Ông Nguyễn Văn Tư, thôn Thủ Trinh, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, cho biết ông đã đưa công nghệ mới, đưa dàn tưới tự động vào tưới trên cao. Có thể tưới mát cho cây như mưa tự nhiên. Có thể rửa hết sương muối trên các lá, nhờ đó mẫu mã sản phẩm càng đẹp lên. Ông Phạm Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân cũng cho biết việc áp dụng được công nghệ tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa trên địa bàn xã Thọ Lâm, đặc biệt là ở tại các nhà màng, nhà lưới đã giảm được chi phí và công lao động mang lại hiệu quả cao. Tiết kiệm được nguồn nước trên địa bàn, đến nay, Thọ Lâm đang quy hoạch thành vùng sản xuất công nghệ cao với tổng diện tích đang quy hoạch trên 60 ha.
Hiện các đơn vị, hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm áp lực bởi tình trạng hạn hán, thiếu nước do biến đổi khí hậu gây ra.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.