Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn và phát triển làng nghề
Trong những năm qua, các làng nghề truyền thống đã tạo ra các giá trị đặc trưng, các sản phẩm tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hàng triệu lao động nông thôn. Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, các làng nghề truyền thống không những bảo tồn và phát triển làng nghề mà còn đưa các sản phẩm vươn xa ra thị trường thế giới.
Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Nhờ phát huy tốt bản sắc văn hóa, không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nên thời gian qua, nhiều sản phẩm của làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung đã tạo được thương hiệu trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân.
Gia đình anh Đặng Quốc Toàn, ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa có nghề đúc đồng truyền thống từ lâu đời. Nhờ quan tâm đến chất lượng và mẫu mã nên đến nay nhiều sản phẩm truyền thống của gia đình anh đã có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng đón nhận. Đối với sản phẩm trống đồng có đường kính 12cm, hàng năm gia đình anh xuất bán trên 2.000 sản phẩm. Từ nghề đúc đồng truyền thống, với hàng chục sản phẩm cung cấp cho thị trường, đã mang lại thu nhập hơn 10 tỷ đồng mỗi năm.


Anh Đặng Quốc Toàn, Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Đặng Quốc Toàn, Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong những năm qua gia đình tôi đã luôn phát huy được nghề đúc đồng truyền thống. Sản phẩm sản xuất ra luôn được người tiêu dùng đón nhận và đầu ra sản phẩm rất thuận lợi. Chính vì thế mà đã mang lại hiệu quả và thu nhập cho gia đình".
Làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, Thiệu Hóa đã phát triển từ lâu đời, gắn với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như: trống đồng, tượng đồng, đồ thờ... Các sản phẩm của làng nghề rất bền đẹp, có họa tiết hoa văn đặc sắc, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Với mong muốn phát triển làng nghề, nhiều nghệ nhân của làng đã luôn tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ông Nguyễn Bá Châu, Nghệ nhân ưu tú xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Bá Châu, Nghệ nhân ưu tú xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Làm thủ công và làm công nghệ thì so sánh 2 bên thì làm công nghệ đáp ứng được cho khách hành kể cả mặt thời gian, cả mặt kỹ thuật, giảm thiểu công lao động… Tôi có ý tưởng là áp dụng công nghệ làm khuôn cát".
Hiện nay, trên địa bàn xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa có 13 cơ sở làm nghề đúc đồng có quy mô, tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho khoảng 300 đến 350 lao động địa phương, với thu nhập bình quân mỗi người đạt từ 7 đến 12 triệu đồng/ tháng. Nhờ có hướng đi đúng đắn nên làng nghề đúc đồng xã Thiệu Trung đã phát huy được hiệu quả kinh tế và lan tỏa giá trị văn hóa. Hiện, làng nghề đã có 5 sản phẩm OCOP 4 sao. Cùng với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, từng bước xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, khuyến khích các hộ ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã, giảm chi phí,… góp phần nâng cao thu nhập và phát triển nghề đúc đồng truyền thống của địa phương.


Ông Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng chính quyền, hiện nay làng nghề đang phát triển tốt. Ủy Ban xã cũng có nhiều chính sách để tạo điều kiện cho các hộ phát triển làng nghề truyền thống địa phương. Trong chính sách kích cầu chúng tôi cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền xúc tiến đầu tư và tạo điều kiện cho các hộ gia đình đi quảng bá giới thiệu các sản phẩm quảng bá ra thị trường, chúng tôi cũng đang vận động nên áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất".
Với hơn 900 ha chuyên canh cây cói, vùng đất Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá từ lâu được xem là "vương quốc cói" của cả nước, và là một làng nghề lớn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Hiện nay, nhiều sản phẩm mỹ nghệ từ cói Nga Sơn đang được tiêu thụ rất tốt trên thế giới phải kế đến các sản phẩm như: Giỏ trái đất, Đôn cói Việt Trang của (Công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang); Bộ rổ cói 3 chiếc, Bình hoa bằng cói, Khay đựng rau, quả Việt Anh, Đĩa đựng rau Salad Việt Anh, Đĩa cói trang trí Việt Anh được sản xuất tại (Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh); những sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao. Để sản phẩm chinh phục được các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp trong đó chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu của thị trường.


Bà Lê Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang
Bà Lê Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu Việt Trang cho biết: "Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường thế giới, đơn vị đã liên tục cải tiến mẫu mã, công nghệ sản xuất. Chẳng hạn với thị trường khó tính như Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm phải có màu xanh tự nhiên, Công ty đã phối hợp với Sở Khoa học công nghệ đầu tư hệ thống sấy. Việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp sản phẩm giữ được mầu tự nhiên đẹp hơn, các sản phẩm làm ra không bị mốc với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, công ty phải cải tiến từ việc sấy than đá sang sấy điện, đảm bảo sp khi xuất đi đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ".


Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh
Ông Phạm Minh Tôn, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh cho biết thêm: "Doanh nghiệp mở rộng thị trường Châu Á, hàng năm sang khảo sát thị trường ở các nước mình đang bán hàng để hiểu thêm nhu cầu, cải tiến mẫu mã sản phẩm và quan trọng giá thành phải cạnh tranh. Thị trường thế giới nay hướng đến các sản phẩm thiên nhiên thân thiện mối trường từ cói, bèo… nhà máy luôn luôn cải tiến mẫu mã, chúng tôi dự kiến trong năm nay sẽ mở một quầy hàng giới thiệu sản phẩm và bán trực tiếp tại Mỹ".
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 132 làng nghề, tạo việc làm cho 90.000 lao động khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Để phát triển bền vững các làng nghề, các địa phương cần tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, hệ thống nước thải... Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề, phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi,.. Đặc biệt, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân đổi mới, thay thế thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

85% người Việt dùng ứng dụng Zalo
Theo báo cáo mới nhất của Decision Lab, với 78 triệu người dùng thường xuyên, nền tảng Zalo đang dẫn đầu về tỷ lệ người Việt sử dụng, vượt qua cả facebook, viber, telegram.

Ngành công nghệ thông tin Việt Nam đang thiếu hụt 200.000 nhân lực so với nhu cầu
Theo Báo cáo Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, đến năm 2025, ngành công nghệ thông tin sẽ cần khoảng 700.000 nhân lực mới. Tuy nhiên, nguồn cung hiện tại từ các cơ sở đào tạo trong nước chỉ đáp ứng khoảng 500.000 người. Điều này có nghĩa Việt Nam đang thiếu khoảng 200.000 lao động có trình độ và tay nghề.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.