Ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi cấy, sản xuất đông trùng hạ thảo
Nấm đông trùng hạ thảo là tên gọi của một loài nấm sinh sôi, phát triển trên một loài sâu non. Vào mùa đông, nấm ký sinh vào sâu non, ăn hết chất dinh dưỡng và làm chết sâu non. Đến mùa hạ, nấm bắt đầu mọc lên, và trồi lên mặt đất. Vì mùa đông nó là sâu, mùa hè hóa thành nấm nên được gọi là nấm đông trùng hạ thảo. Hiện nay, nấm đông trùng hạ thảo được được xem như là một loại thảo dược quý, có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nan y. Tuy nhiên, để nuôi trồng được loại dược liệu này đòi hỏi nguồn kinh phí đầu tư lớn, kỹ thuật nuôi trông khắt khe nên giá thành của đông trùng hạ thảo thương phẩm trên thị trường tương đối cao. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, nuôi trồng thành công và nhân rộng các mô hình sản xuất đông trùng trùng hạ thảo, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với mong muốn tạo nên nguồn dược liệu phục vụ cho sức khỏe đời sống nhân dân địa phương, từ năm 2017 đến năm 2019 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiếp nhận chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu công nghệ như: nhà xưởng sản xuất, phòng ươm sáng, ươm tối, hệ thống nhà lạnh nuôi trồng, đèn chiếu sáng công nghệ cao, máy sấy... Tuy nhiên, việc triển khai đề tài khoa học này ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn.
Bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Năm 2016-2019 chúng tôi thực hiện gặp một số khó khăn, thứ nhất tay nghề của các bạn kỹ thuật mới được tiếp nhận và chuyển giao công nghệ. Giai đoạn 1 cũng khó khăn trong việc loay hoay làm thế nào để cho mình có một môi trường phù hợp sau khi được tiếp nhận công nghệ từ đơn vị chuyển giao công nghệ. Tìm được, làm chủ được từ sản phâm của mình, từ công nghệ của mình phù hợp với địa phương. Thứ 2 là gặp khó khăn về nguyên vật liệu, chúng tôi phải tìm đúng người sản xuất hữu cơ, sản phẩm sạch, lựa chọn từ đầu vào. Thứ 3 nữa là sử dụng trong việc nuôi cấy, nuôi trồng thương phẩm, phải thực hiện theo đúng quy trình mới đủ tuổi để xuất được giống, mà xuất được giống thì tỷ lệ dùng điện cho việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo cũng rất cao."
Để Đông Trùng Hạ Thảo phát triển tối ưu quy trình nuôi cấy, chăm sóc được thực hiện nghiêm ngặt. Phòng nuôi luôn được giữ sạch sẽ tuyệt đối, vô khuẩn và tiệt trùng thường xuyên để tránh mầm bệnh. Hệ thống đèn chiếu sáng cần điều chỉnh để đảm bảo giống như ánh sáng tự nhiên. Hệ thống máy lạnh giữ nhiệt độ ổn định trong khoảng 18 – 20 độ C giống nhiệt độ tại các cao nguyên. Đặc biệt, hệ thống phun sương, cấp ẩm cần giữ độ ẩm từ 75 - 85%, mỗi ngày cần chiếu sáng từ 12 - 14h. Ngoài ra, giàn và kệ để đặt các lọ nuôi cũng cần sắp xếp khoa học hợp lý để bất kì một cây Đông Trùng Hạ Thảo cũng có nhiệt độ, độ ẩm tương đồng. Nhờ đó, sau 60 - 70 ngày, lứa nấm đầu tiên đã sinh trưởng tốt với hàm lượng dinh dưỡng cao. Đến nay, dự án vẫn tiếp tục được duy trì, sản xuất ra nhiều sản phẩm đông trùng hạ thảo với hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo chất lượng.
Bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Sản xuất từng lô Đông Trùng Hạ Thảo ra, chúng tôi mang đi các đơn vị để xét nghiệm cũng như phân tích các hàm lượng dược liệu trong đông trùng hạ Thảo. Muốn đảm bảo chất lượng tốt của Đông Trùng Hạ Thảo ngay từ ban đầu quy trình sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo phải nghiêm ngặt, từ sản xuất giống đến sản xuất đông trùng rồi thương phẩm. Từ năm 2019 đến nay mỗi năm chúng tôi sản xuất hơn 50.000 hộp, các sản phẩm đông trùng hạ thảo chúng tôi sản xuất ra, sản phẩm tươi ngâm mật ong, trà, nấu súp nấu cháo…"
Ngoài sản phẩm nấm tươi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa còn đưa ra thị trường một số sản phẩm nấm đã chế biến khác như nấm sấy khô, rượu Đông Trùng Hạ Thảo… Đặc biệt, tiếp nối thành công đạt được Viện Nông Nghiệp Thanh Hóa tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường.
Bà Phạm Thị Lý, Trưởng phòng phân tích và thí nghiệm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Năm 2021-2013 chúng tôi ứng dụng từ kết quả 2016-2019 chúng tôi đề xuất tiếp tục dự án 2021-2023 chúng tôi đã tăng sản phẩm lên từ 2016-2019 sản phẩm tươi khô, ngâm rượu thì năm 2019-2023 chúng tôi chúng tôi thêm 2 danh mục sản xuất tiếp thep là bột dinh dưỡng và cao dinh dưỡng Đông Trùng Hạ Thảo hướng tới 2023 nghiệm thu dự án số 2, sản xuất tăng cường bột dinh dưỡng, cao dinh dưỡng đến người tiêu dùng."
Cùng với Viện nông nghiệp hiện nay trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều mô hình ứng dụng thành công KHCN trong sản xuất nấm đông trùng hạ thảo, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau nhiều lần thất bại, anh Nguyễn Văn Tuấn (tiểu khu Long Khang) đã nghiên cứu nuôi cấy thành công nấm Đông Trùng Hạ Thảo. Năm 2017, sau khi đi học tập kinh nghiệm ở các mô hình, anh Tuấn đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng phòng nuôi tiêu chuẩn, mua nồi hấp và các dụng cụ liên quan để nuôi Đông Trùng Hạ Thảo. Tuy nghiên, do thiếu kiến thức và kinh nghiệm, cả nghìn hộp sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo của anh Tuấn bị hỏng, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Không cam tâm dừng lại ở đó, anh Tuấn tiếp tục vay mượn vốn, thậm chí vay lãi để tiếp tục đầu tư. Nhờ kiên trì học hỏi, áp dụng khoa học công nghệ, anh Tuấn đã liên tiếp đạt đư nhiều thành công trong sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo. Năm 2020, ba sản phẩm gồm Đông Trùng Hạ Thảo tươi, Đông Trùng Hạ Thảo khô và rượu Đông Trùng Hạ Thảo của anh Tuấn được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa và gắn 3 sao.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, Chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa cho biết: : "Việc áp dụng khoa học công nghệ trong Đông Trùng Hạ Thảo, Đông Trùng Hạ Thảo bản chất đó là tự nhiện, khi áp dụng vào phòng nuôi thì tất cả quy trình phải áp dụng một cách chặt chẽ. Để làm ra Đông Trùng Hạ Thảo trong môi trường nhân tạo thì đối với điều kiện khoa học công nghệ là điều kiện tiên quyết, để sản xuất được nó thì cơ sở đã áp dụng quy trình, thiết bị máy móc phải đảm bao điều kiện tốt nhất. Đến nay đăng khoa đã sản xuất được 6 sản phẩm và trong đó có sản phẩm 3 sao, trong đó có 1 sản phẩm mới là viên Nano Đông Trùng hạ thảo."
Tất cả các công đoạn sản xuất đều được trang bị công nghệ hiện đại và an toàn. Quy trình tại đây được sản xuất khép kín từ khâu tập trung nhiên liệu, lưu trữ phôi giống, nuôi trồng đến chế biến đóng gói sản phẩm. Sản phẩm đưa ra thị trường đảm bảo các quy định không chất kích thích sinh trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật, không vi khuẩn gây hại, không không chất phụ gia thực vật, không chất bảo quản. Đặc biệt cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo đã đầu tư máy sấy thăng hoa giúp cho sản phẩm đông trùng hạ thảo giữ được tối đa các axit amin và khoáng chất.
Trải qua 6 năm hình thành phát triển, đến nay cơ sở sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo Đăng Khoa đã cung ứng được nhiều sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo cho thị trường trong tỉnh và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 10 cơ sở sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo thương phẩm. Hầu hết các cơ sở đều được chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến bảo đảm quy trình để tạo ra nguồn sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đông Trùng Hạ Thảo tại Thanh Hóa đã mang lại nhiều giá trị cả về kinh tế cũng như giá trị khoa học, y học giúp người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với mức thu nhập, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.