Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến lúa gạo
Hàng năm toàn tỉnh gieo cấy khoảng 230.000 ha lúa với sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn, đây là tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư các nhà máy chế biến. Hiện nay, toàn tỉnh có 7 cơ sở chế biến lúa gạo với quy mô lớn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, không chỉ bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân mà còn nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo tại địa phương.
Tháng 4/2022, nhà máy chế biến lúa gạo tại xã Hà Long (Hà Trung) do Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng đầu tư xây dựng với vốn 20 tỷ đồng chính thức đi vào hoạt động. Nhà máy được lắp đặt dây chuyền xay xát hiện đại RS25P với công suất gần 10.000 tấn/năm và tương đương 5 tấn/giờ. Toàn bộ sản phẩm lúa gạo được chế biến, đóng gói theo công nghệ tiên tiến, hiện đại với quy trình tự động hóa cao, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường. Việc đưa vào vận hành nhà máy, cũng như mở rộng diện tích liên kết sản xuất với người nông dân đã hình thành chuỗi giá trị hàng hóa chất lượng cao.
Ông Lê Hữu Thành, Chủ tịch UBND xã Hà Long, huyện Hà Trung cho biết: "Giống lúa nếp cái hoa vàng là giống lúa thuần chủng được địa phương quan tâm mở rộng diện tích. Hiện nay có hai công ty là Sao Khuê và Công ty Lựu sướng đã liên kết bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Nhất là công ty Lựu Sướng đã hỗ trợ phân hữu cơ, chuyển giao công nghệ chăm sóc giúp cây lúa phát triển tốt cho chất lượng cao".
Ông Lê Minh Công Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hà Long cho biết thêm: "Từ khi doanh nghiệp Lựu Sướng liên kết với hợp tác xã thì Nhân dân yên tâm công tác sản xuất, mở rộng diện tích. Đến nay đã được 200 ha. Công tác thu mua chế biến cơ bản ổn định, đảm bảo. Kể cả thời tiết nắng hay mưa công ty cũng đảm bảo công tác thu mua hay chế biến đồng bộ, chất lượng gạo đặc biệt ổn định. Bà con yên tâm đảm bảo công tác sản xuất đối với cây lúa nếp cái hoa vàng".
Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng xác định công nghiệp chế biến phải là khâu quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho lúa gạo. Từ khi công ty đầu tư nhà máy chế biến, giá trị sản phẩm lúa gạo đã tăng từ 15 đến 20% so với trước đây. Để đưa thương hiệu gạo Thanh Hóa đến với các tỉnh, thành trong cả nước, công ty đang tập trung phát triển 2 giống lúa đặc trưng của địa phương đã đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh là nếp hạt cau Tiên Sơn (xã Hà Lĩnh) và nếp cái hoa vàng Gia Miêu tiến vua (xã Hà Long). Ngoài ra, công ty còn đưa nhiều giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, như lúa ST24, ST25, Séng Cù... Hiện công ty đang liên kết với bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu với diện tích hơn 700 ha. Trong đó, huyện Hà Trung có 400 ha, tập trung ở các xã Hà Lĩnh, Hà Sơn, Hà Tiến, Hoạt Giang...
Ông Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng chia sẻ: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến nông sản tại công ty Lựu Sướng rất hiệu quả. Thứ nhất đó là giảm tải sức lao động tại công ty. Chỉ cần 3 nhân công có thể khởi động toàn bộ giàn máy thay vì trước đó 7, 8 người. Thứ 2 sản phẩm nông sản đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu người sử dụng trên thị trường. Thứ 3 việc vệ sinh an toàn lao động đảm bảo tiêu chuẩn, người lao động không bị ảnh hưởng nhiều. Thứ 4 chi phí của việc sản xuất giảm tối đa, tạo hiệu quả doanh thu, thu nhập cho công ty".
Thiệu Hóa là địa phương có diện tích nông nghiệp lớn, đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn đầu tư sản xuất, chế biến lúa gạo trên địa bàn. Công ty TNHH Thực Phẩm Công nghệ cao Tâm Phú Hưng, trực thuộc nhà máy đường Lam Sơn là một trong những đơn vị sản xuất, chế biến lúa gạo lớn của tỉnh. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến lúa gạo hiện đại, với công suất sấy 12.000 tấn/năm cùng hệ thống máy xay xát, chế biến, đóng gói các sản phẩm gạo công suất 25.000 tấn/năm hoàn toàn tự động, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo công nghệ Nhật Bản. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng đã tập trung đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm lúa gạo theo định hướng hữu cơ, áp dụng hoàn toàn phương pháp canh tác mới, liên kết với nông dân hình thành chuỗi sản xuất và chế biến lúa - gạo tập trung. Hiện nay, công ty xây dựng được vùng nguyên liệu chủ động 150 ha. Ngoài ra, công ty còn mở rộng liên kết với các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại tất cả các khâu nên các sản phẩm của công ty đã đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường.
Ông Nguyễn Duy Cường, Giám đốc phụ trách sản xuất nhà máy chế biến công nghệ cao Tân Phú Hưng cho biết: "Trong thời gian qua, đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật tự động hóa đã mang lại hiệu quả rất tích cực".
Giai đoạn 2021-2025, lúa gạo được xác định là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Trên tinh thần đó, các địa phương trong tỉnh tích cực đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững và kêu gọi đầu tư liên kết sản xuất. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư chế biến sâu các sản phẩm lúa gạo mang lại giá trị gia tăng cao.
Ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thiệu Hóa cho biết thêm: "Huyện Thiệu Hóa luôn quan tâm định hướng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Những năm qua huyện Thiệu Hóa đã kêu gọi đầu tư có 2 doanh nghiệp lớn về xay xát chế biến lúa, lương thực nói chung trên địa bàn, đó là doanh nghiệp Tân Phú Hưng thuộc công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và doanh nghiệp Thuần Dũng. Hiện nay hai doanh nghiệp này hằng năm cũng liên kết sản xuất với bà con nông dân trên địa bàn huyện với diện tích lên đến gần 6000 ha/năm, giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân. Sau khi hai nhà máy này đi vào hoạt động đã tích cực tiêu thụ sản phẩm đưa hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng nâng cao".
Hiện nay, toàn tỉnh có 7 cơ sở chế biến lúa gạo, sản lượng gạo thành phẩm đạt 180.000 tấn. Để bảo đảm nguồn nguyên liệu, các cơ sở chế biến đã liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với người dân ở các địa phương trong tỉnh khoảng 10.000 ha (chiếm 4,25% diện tích sản xuất toàn tỉnh). Tuy nhiên, chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ được chế biến thông qua quy trình khép kín chỉ chiếm gần 13% sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh với sản phẩm chủ yếu: gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo đặc sản... Sản lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia... chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng do chưa đáp ứng được các thông lệ quốc tế về chất lượng sản phẩm. Do vậy việc thu hút đầu tư chế biến sâu, chú trọng xây dựng thương hiệu được xem là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.
Khởi động cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 mở cổng đăng ký từ 15/1 với tổng giá trị giải gần 1 tỷ đồng, dành cho nhà khoa học chuyên, không chuyên và doanh nghiệp. Sáng kiến Khoa học là cuộc thi thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, báo VnExpress tổ chức.
VinFuture 2025 khởi động, nhận đề cử khoa học xuất sắc
Ban tổ chức Giải thưởng VinFuture vừa công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14 giờ ngày 17/04/2025.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.