Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nước mắm truyền thống
Đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh đang được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho nghề sản xuất nước mắm tại các địa phương.
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng xây dựng thương hiệu nước mắm truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa là đơn vị đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ việc đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong các khâu đóng chai, dán nhãn cũng được dùng bằng máy thay thế cho lao động thủ công, vừa nhanh lại đều, đẹp, việc ứng dụng, đổi mới trong sản xuất đã mang lại hiệu quả cao hơn cách làm truyền thống. Năm 2020, sản phẩm nước mắm và mắm tôm Lê Gia đã được Hội đồng Trung ương công nhận sản phẩm đạt 5 sao OCOP cấp quốc gia.

Xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa hiện có trên 300 hộ sản xuất nước mắm truyền thống, thì có hơn 100 hộ sản xuất theo hướng công nghệ cao. Các cơ sở đã đổi mới công nghệ vào khâu đóng chiết, nhãn mác phù hợp với thị trường. Các sản phẩm góp phần làm phong phú thêm sự lựa chọn an toàn, tin cậy cho người tiêu dùng khi đến với các sản phẩm nước mắm truyền thống. Thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục tăng cường tư vấn, hỗ trợ các sản phẩm tham gia chương trình OCOP nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Đây là nghề chủ lực mang lại thu nhập khá cho người dân xã Hoằng Phụ.
Tại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, nghề sản xuất nước mắm truyền thống ở đây đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, trong những năm qua nhiều cơ sở, hộ gia đình đã đầu tư, đổi mới công nghệ đưa ra sản phẩm đóng chai thủy tinh, có tem nhãn, mã vạch QR code. Nhờ đó, các hộ đã thành lập công ty, phát triển với quy mô lớn, hình thức sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Nhờ sự thay đổi mẫu mã, nhãn hiệu, chú trọng hơn những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nên sản phẩm nước mắm truyền thống ở đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm và trở thành sản phẩm đạt OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh..

Hiện nay, nghề sản xuất nước mắm tại Thanh Hóa đa số vẫn duy trì theo phương thức truyền thống, vì vậy để nâng cao năng suất, hiệu quả thì việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nước mắm truyền thống hiện đang được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài ra, việc sản xuất áp dụng công nghệ mới đã giúp các cơ sở tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đảm bảo thuận lợi cho việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nước mắm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho nghề sản xuất nước mắm tại các địa phương.

Thực tế cho thấy, những công ty, cơ sở sản xuất đi đầu trong áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, đều cho hiệu quả cao hơn cách làm truyền thống. Từ đó, thị trường cho các sản phẩm ngày càng rộng mở, góp phần nâng cao chất lượng cũng như uy tín và thị phần của nước mắm Thanh Hóa trên thị trường cả nước.

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn cho hệ thống camera giám sát
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo rủi ro về bảo mật dữ liệu, hình ảnh. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 21/2024 với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị camera. Mục tiêu là đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật các sản phẩm camera cung cấp tới người dùng Việt Nam.

Sức lan tỏa từ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thanh Hoá
Nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành tư duy nghiên cứu khoa học; phát hiện, tôn vinh những tài năng sáng tạo trẻ, có nhiều triển vọng để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, những năm qua, Thanh Hóa đã tổ chức Cuộc thi Sáng tạo trong thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh. Qua đó, đã thu hút đông đảo các em học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia với nhiều sản phẩm trí tuệ và có khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

6 nhà khoa học Việt Nam giành Giải thưởng Sáng tạo châu Á năm 2024
Giải thưởng Sáng tạo châu Á của Quỹ toàn cầu Hitachi vừa công bố các nhà khoa học khu vực ASEAN đoạt giải năm 2024. Giải thưởng Sáng tạo Châu Á do Quỹ Toàn cầu Hitachi khởi xướng từ năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hướng tới một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN.

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Chương trình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025. Chương trình hành động tập trung vào 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.

Phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 245 phê duyệt Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội
Lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có Chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) ở mức “rất cao”. Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những ngành đi đầu trong công tác chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội.

Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho người làm chuyển đổi số, an ninh mạng
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng sẽ được hưởng mức hỗ trợ mỗi tháng 5 triệu đồng.

Ứng dụng công nghệ cao thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp
Để tăng giá trị sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Người Việt trẻ phải hiểu và biết ứng dụng AI
Ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) là một trong những năng lực số được nhắc đến trong quy định về Khung năng lực số cho người học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/3/2025.

Thanh Hóa thúc đẩy phát triển kinh tế số
Kinh tế số có thể được hiểu đơn giản là một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua internet. Như vậy, chỉ cần có thiết bị công nghệ thông minh - có kết nối mạng, thì bất kỳ ai, ở nơi nào, cũng có thể tham gia vào nền kinh tế số. Thúc đẩy phát triển kinh tế số là trao thêm nhiều cơ hội để người bán hàng gia tăng sản xuất, mở rộng kinh doanh và nâng cao lợi nhuận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.