Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng nông sản
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy trong sản xuất, nhiều hộ kinh doanh, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, cho hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng xây dựng thương hiệu nước mắm truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa là đơn vị đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ việc đầu tư máy móc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong các khâu mã tem, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Nhờ đó, sản phẩm mắm của công ty không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn ở trong và ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu đi 8 nước.

Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi sản xuất theo tiêu chuẩn truyền thống, sau khi sản xuất ra thì chúng tôi đóng gói hệ thống kiểm soát Quốc tế và chúng tôi cũng đầu tư các máy móc để đáp ứng yêu cầu đi Quốc tế".

Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Bá Quyết, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Lê Gia là một trong những doanh nghiệp có sản phẩm đạt 5 sao, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các chính sách để các doanh nghiệp khác có điều kiện đầu tư máy móc để sản xuất nâng cao hiệu quả…".
Với mong muốn phát triển nông sản theo hướng bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường, Anh Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng ở xã Yên Thọ, huyện Như Thanh đã sản xuất nấm an toàn và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao . Để áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nấm, anh đã kết nối với kỹ sư nông nghiệp để nhờ tư vấn, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng đã đầu tư xây dựng một nhà màng chuyên trồng nấm rộng 5.000 m2, cải tiến máy móc để thực hiện mô hình trồng nấm an toàn theo công nghệ cao với các loại nấm như: Linh chi, mộc nhĩ, nấm bào ngư xám. Nhờ đó sản phẩm nấm được đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn, mẫu mã đẹp, bao bì đóng gói có dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng, được người tiêu dùng đón nhận. Nhờ đó hàng năm, doanh thu của HTX đạt trên 2 tỷ đồng.

Anh Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX chúng tôi đã đầu tư hệ thống dây chuyền tự động, từ khâu phối trộn nguyên liệu, tự động hóa trong quá trình sản xuất, đến khu trồng áp dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm tốt nhất để đưa ra sản xuất, đưa ra thị trường".
Với khát vọng xây dựng thương hiệu yến sào uy tín, chất lượng, chị Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Yến sào VietNest xã Yên Phong, huyện Yên Định đã xây dựng thành công nhãn hiệu Yến sào VTA Nest. Để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, công ty trực tiếp lựa chọn, thu mua sản phẩm yến thô của các cơ sở nuôi chim yến đạt tiêu chuẩn trên địa bàn tỉnh về sơ chế, làm sạch. Trong quá trình sản xuất, công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, hệ thống máy hiện đại với quy trình sản xuất theo công nghệ tiên tiến. Hệ thống lọc nước tinh khiết RO để nguồn nước luôn bảo đảm chất lượng trong quá trình chế biến. Với uy tín và chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng ưa chuộng. Trung bình mỗi tháng, công ty xuất khẩu 40 kg tổ yến tinh chế và khoảng 50 kg cung ứng ra thị trường trong nước. Đến nay, công ty đã cho ra đời hơn 20 mẫu sản phẩm yến tinh chế khác nhau mang nhãn hiệu VTA Nest như tổ yến tinh chế thượng hạng, yến trắng nguyên tổ, yến trắng dạng miếng, yến thô nguyên tổ... Các sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao.

Anh Phan Văn Chiến, Quản lý, Công ty CP Dịch vụ Yến sào VietNest cho biết: "Đối với công ty hiện nay thì các máy móc hiện đại từ đầu vào đầu ra đều đảm bảo, đặc biệt chúng tôi có công nghệ và dây truyền nên việc tiêu thụ và thị trường rất ổn định…".
Hiện nay, các sản phẩm nông sản của Thanh Hóa đa số vẫn duy trì theo phương thức truyền thống, vì vậy để nâng cao năng suất, hiệu quả thì việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hiện đang được nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh cho các mặt nông sản của địa phương, các đơn vị cũng đã chú trọng cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, hình thức sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Đặc biệt, việc sản xuất áp dụng công nghệ mới đã giúp các cơ sở tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, đảm bảo thuận lợi cho việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế tại các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Nhung, HTX chế biến thủy sản Hải Bình, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Và chúng tôi đang mở rộng thị trường bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và mẫu mã sản phẩm làm sao phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng".
Từ những kết quả đã đạt được, các địa phương tiếp tục hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; tăng cường các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả về năng suất, chất lượng nông sản và bảo đảm sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hiệu quả từ những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Chi Nhánh Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Nhà Máy Sữa Lam Sơn, Thanh Hóa luôn quan tâm tới phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Khởi động đánh giá mức độ chuyển đổi số các bộ, tỉnh năm 2024
Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và quốc gia vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật theo hướng tinh gọn và khả thi. Đây là bước khởi động cho việc đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương trong năm 2024.

Nhà mạng Việt Nam nâng băng thông, cải thiện tốc độ truy cập Internet
Việt Nam đang chứng kiến một làn sóng nâng cấp hạ tầng Internet mạnh mẽ. Điều đáng chú ý là các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tập trung mở rộng băng thông, cải thiện chất lượng đường truyền mà không tăng giá, tạo ra nhiều lợi ích cho nền kinh tế số.

Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính
Để bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người dùng dịch vụ bưu chính.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 29 ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thanh Hóa hoàn thành thống kê đất đai nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Cơ sở dữ liệu về đất đai là một trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cần được ưu tiên triển khai để đảm bảo nguồn dữ liệu nhằm xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, công tác thống kê được xem là khâu quan trọng nhằm thiết lập cơ sở dữ liệu chính xác, khách quan, đúng thực tế. Thanh Hóa đã hoàn thành việc thống kê đất đai từ năm 2023, đáp ứng tiến độ do Chính phủ đề ra.

Mối nguy với trẻ em từ màn hình thiết bị điện tử
Một nghiên cứu mới đây của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, những trẻ em dành hơn 7 giờ mỗi ngày để ngồi trước màn hình thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động… có dấu hiệu mỏng vỏ não sớm bất thường.

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”
Sáng ngày 31/3, Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” và giao ban công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở quý 1/2025.

Ứng dụng điện thoại cảnh báo sớm động đất tại Việt Nam
Sau trận động đất mạnh tại Myanmar và Thái Lan gây ra nhiều thương vong, nhiều người Việt Nam muốn biết liệu có cách nào lường trước động đất để đề phòng ngay trên điện thoại hay không? Dưới đây là những ứng dụng mà người dùng có thể tham khảo. Ứng dụng này hiển thị thông tin chi tiết về động đất đang diễn ra ở khắp thế giới, bao gồm Việt Nam.

Ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số"
Tiếp nối tư tưởng được Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng gần 80 năm trước, Việt Nam chính thức đưa vào vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số" nhằm phổ cập tri thức số cho toàn dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.