ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi

Chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp và có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống kinh tế, xã hội của người nông dân. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi là việc ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe, đời sống của con người. Vì vậy, để chăn nuôi phát triển bền vững, hiện nay nhiều trang trại, nông hộ đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải nhằm đảm bảo vệ môi trường và giúp vật nuôi phát triển tốt hơn.

Ngọc Yến – Văn Tráng

08/03/2025 11:00

Gia đình bà Phạm Thị Oanh, Thôn Đông Thái, xã Nga Hiệp, huyện Nga Sơn là hộ nông dân phát triển kinh tế khá tốt nhờ chăn nuôi. Hiện nay, gia đình bà có 2 trang trại gà, mỗi trại nuôi từ 7.000-8.000 con/1 lứa, mỗi năm gia đình nuôi 3 lứa gà. Với số lượng lớn gia cầm nhưng trang trại chăn nuôi gà của gia đình bà gần như không có mùi hôi thối. Bà Oanh chia sẻ: Nhờ được đi tham khảo các mô hình chăn nuôi bà đã biết đến việc xử lý môi trường bằng men sinh học, đây chính là giải pháp hữu ích giúp môi trường chăn nuôi được đảm bảo. Bên cạnh việc dùng một số loại men để trộn vào thức ăn, nước uống vừa làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn, vừa giảm mùi hôi thối trong phân và phun, rắc vào nền chuồng hoặc nước thải để giảm gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, gia đình bà còn lựa chọn ứng dụng đệm lót sinh học để xử lý chất thải. Đây là phương pháp ứng dụng sinh học được hầu hết người chăn nuôi gia cầm áp dụng bởi chi phí làm đệm lót có giá thành thấp, 1kg men có thể làm đệm cho chuồng nuôi từ 30 - 50m2 với giá thành từ 50 đến 60 nghìn đồng; tiết kiệm khoảng 70% lượng trấu sử dụng so với phương pháp chăn nuôi truyền thống; nhất là mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn. Ngoài những lợi ích trên, giải pháp này còn giúp gà giảm tỷ lệ mắc bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy và bệnh hen, giảm tỷ lệ chết ở gà đẻ là 5% và ở gà thịt là 2%.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 1.

Bà Phạm Thị Oanh, Xã Nga Hiệp, huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây ko dùng đệm lót thì mùa mưa ẩm thấp, con gà hay bị hen, gây nhiều chứng bệnh như bại liệt các thứ. Sử dụng đệm lót thì tốt hơn ko sử dụng. Ví dụ mùa mưa như bây giờ thì giải đệm lót bung trấu hơn và khô ráo hơn, không có mùi hôi thối bốc ra ngoài thì con gà phát triển tốt hơn ít bệnh tật".

Còn tại trang Trại Lợn của gia đình ông Mai Ngọc Lượng có tổng diện tích gần 6.000m2 được xây dựng theo tiêu chuẩn của CP với diện tích chuồng trại 1.000m2, quy mô nuôi 650 con. Nhận thức việc đảm bảo vệ sinh môi trường có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi, nên ông Lượng đã chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải như: đưa chế phẩm vào thức ăn, phun hàng ngày để giảm mùi hôi ra môi trường, xây dựng hầm biogas, ao láng, ao sinh học. Nhờ đó, môi trường không những sạch sẽ, giúp vật nuôi sinh trưởng tốt, ít dịch bệnh mà trang trại của gia đình ông còn có một lượng khí đốt quanh năm và lượng phân bón hữu cơ an toàn cho cây trồng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 2.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 3.

Ông Mai Ngọc Lượng, Xã Nga An, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

Ông Mai Ngọc Lượng, Xã Nga An, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong quá trình chăn nuôi tôi cũng thực hiện đầy đủ các quy trình môi trường như đưa chế phẩm vào thức ăn giảm mùi hôi, chế phẩm phun hàng ngày để giảm mùi hôi cho môi trường. Đảm bảo môi trường sạch đẹp. Ngoài ra chúng tôi còn làm một số xử lý môi trường như biogas, ao láng, ao sinh học. Nhờ đó vật nuôi phát triển tốt không ảnh hưởng đến môi trường".

Thanh Hóa hiện có tổng đàn trâu, bò khoảng 417.000 con, đàn lợn 1,32 triệu con, đàn gia cầm 26,9 triệu con... đang được nuôi tại 1.080 trang trại và khoảng 739.355 hộ chăn nuôi. Với tổng đàn gia súc, gia cầm trên, nếu không có biện pháp xử lý mà để chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng đến nguồn nước, không khí...Những năm qua, ngành nông nghiệp, các đoàn thể, địa phương đã nỗ lực triển khai các dự án, chương trình, khuyến khích, vận động người chăn nuôi xây dựng hệ thống hầm Bioga, xử lý chất thải bằng phương pháp ủ sinh học, hố lắng sinh học; sử dụng các chế phẩm sinh học, chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, công nghệ tách ép phân... Nhờ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi trong công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, tổ chức các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật... đã góp phần xóa bỏ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung theo hướng an toàn sinh học, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 4.

Chị Lã Thị Ngà, Thôn 1, xã Nga Hiệp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trước Đây gia đình tôi làm Biogas phân vào trong chuồng thải ra biogas cho nước trong. Nhưng do thời gian chăn nuôi lâu, lượng phân nhiều mà biogas phân ko chứa hết nên hơn 1 năm nay mua máy tách phân. Hiệu quả công nghệ tách lọc phân rất là tốt cho môi trường, các chế phẩn chúng tôi ép ra chúng tôi bán cho công ty phân bón, cho nông dân trồng cây ăn quả, trồng lúa thì rất là hiệu quả cao. Một năm thu 17-18 triệu tiền phân, ép ra không còn mùi hôi".

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 5.

Ông Vi Văn Sinh, Phó phòng trưởng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Ông Vi Văn Sinh, Phó phòng trưởng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Huyện đã ban hành kế hoạch chăn nuôi an toàn sinh học để triển khai đến tất cả các xã thị trấn và các chủ trang trại để cùng thực hiện. Thứ 2, một số công nghệ được huyện áp dụng đệm lót sinh học, ứng dụng một số quy trình sử lý trang trại theo vi sinh, một số trang trại sử dụng máy tách ép phân vừa cải tạo môi trường vừa cung cấp phân bón trong nông nghiệp. giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường.Đến nay huyện đã phối hợp các phòng ban thành lập đoàn thẩm định trang trại đảm bảo cấp phép môi trường để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn".

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải chăn nuôi- Ảnh 6.

Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, trong đó có công nghệ sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi không những giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt môi trường chăn nuôi, hạn chế phát sinh dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, mà chất thải từ hoạt động chăn nuôi còn có thể làm phân bón cho cây trồng, làm khí đốt... Vì vậy, thời gian tới để nhân rộng phương pháp này ngành nông nghiệp cần tổ chức các lớp chuyển giao khoa học - kỹ thuật... Từ đó, giúp quản lý tốt hơn về chất lượng sản phẩm và dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kiểm soát và giảm tối đa việc sử dụng hóa chất, các thành phần vô cơ, các chất tăng trọng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Đời sống ngày 07/3/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đề án Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa

20:18 , 16/03/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định giải thể Ban chỉ đạo Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa", giao việc triển khai, thực hiện cho Bộ Khoa học - Công nghệ.

Mobifone dẫn đầu chất lượng mạng di động 5G trong tháng 2/2025

Mobifone dẫn đầu chất lượng mạng di động 5G trong tháng 2/2025

17:07 , 14/03/2025

Ghi nhận tốc độ mạng băng rộng di động của các nhà mạng trong tháng 2/2025, nhà mạng MobiFone, dù chưa chính thức công bố thương mại hóa dịch vụ di động 5G, nhưng lại đang dẫn đầu về chất lượng mạng di động thế hệ thứ năm này.

Triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

17:02 , 14/03/2025

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 42 ngày 10/3/2025, về việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Kích hoạt định danh điện tử mức 2 để khai thác tối đa 
ứng dụng VneID

Kích hoạt định danh điện tử mức 2 để khai thác tối đa ứng dụng VneID

20:04 , 13/03/2025

VneID là ứng dụng định danh điện tử trên thiết bị di động do Bộ Công an phát triển nhằm thay thế cho giấy tờ tùy thân dạng vật lý của công dân. Để khai thác tối đa các tính năng của ứng dụng này, người dân cần kích hoạt tài khoản định danh điện tử ở mức 2 - mức cao nhất.

Rủi ro từ những ứng dụng sử dụng công nghệ AI, deepfake

Rủi ro từ những ứng dụng sử dụng công nghệ AI, deepfake

08:25 , 13/03/2025

Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và deepfake, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, tạo video ngày càng phổ biến và dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, việc người dùng cung cấp ảnh gốc cho các ứng dụng trên nền tảng trực tuyến để nhận về các hình ảnh đã qua xử lý, có thể phát sinh nhiều rủi ro nhất định.

Gói cước 5G tại Việt Nam thấp nhất 10.000 đồng

Gói cước 5G tại Việt Nam thấp nhất 10.000 đồng

08:19 , 13/03/2025

Gói cước 5G tại Việt Nam bổ sung tùy chọn mua theo ngày và tuần, trong đó thấp nhất 10.000 đồng, được 6 GB truy cập.

Ngân sách dành thêm 10.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ

Ngân sách dành thêm 10.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ

08:17 , 13/03/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ dự kiến dành 10.000 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trang bị kĩ năng số cho phụ nữ khởi nghiệp

Trang bị kĩ năng số cho phụ nữ khởi nghiệp

09:00 , 11/03/2025

Đến nay, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Thanh Hóa đã tập huấn và khởi nghiệp kinh doanh cho gần 7.200 hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ dần tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẵn sàng lên quỹ đạo

Vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam sẵn sàng lên quỹ đạo

08:19 , 11/03/2025

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, vệ tinh LOTUSat-1 của Việt Nam đã chế tạo xong, sẵn sàng nhận dữ liệu sau khi vệ tinh phóng lên quỹ đạo.

Đẩy mạnh thương mại hóa 5G, phát triển vệ tinh viễn thông

Đẩy mạnh thương mại hóa 5G, phát triển vệ tinh viễn thông

08:14 , 11/03/2025

Mới đây, tại Chỉ thị số 05 ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia sâu rộng, toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ, dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo.