ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả

Phát huy những lợi thế về khí hậu, đất đai, thời gian qua các địa phương đã và đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ đó, đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân, các mô hình đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Thúy Hằng - Quốc Cường

21/01/2025 15:28

Nhận thấy thổ nhưỡng đất đai tại địa phương phù hợp với các loại cây ăn quả, anh Bùi Văn Thời, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân đã quyết định nhận thầu hơn 3ha đất trồng mía, sắn của địa phương sang trồng cây ăn quả theo hướng VietGap an toàn hữu cơ. Ngay từ ban đầu, anh đã ra tận Hưng Yên mua cây giống về trồng thử nghiệm, anh đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào quá trình trồng. Cùng với đó, anh đã quy hoạch, thiết kế áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ mới giúp duy trì được cấu trúc đất và chất dinh dường cho cây trồng, giúp tiết kiệm lượng nước tưới, giảm sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất so với cách trồng truyền thống trước đây. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất nên hàng năm 700 cây cam đường canh cho thu hoạch gần 70 tấn, 250 cây cam V2 đạt 30 tấn. Đây là mô hình sản xuất sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 1.

Anh Bùi Văn Thời, Xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong quá trình trồng và chăm sóc tôi đã áp dụng kỹ thuật như bón phần hữu cơ được làm từ đậu tương, ngô… và thực hiện cấy ghép từ các gốc bưởi sang cam đường canh... hiệu quả rõ rệt và tôi tiếp tục thực hiện theo hướng sạch và an toàn".

Năm 2005, bưởi Luận Văn được đưa vào chương trình khôi phục và phát triển cây ăn quả đặc sản của tỉnh Thanh Hóa. Những cây bưởi đầu dòng còn sót lại trong vườn nhà được tuyển chọn, phục tráng để nhân rộng. Sau đó, Viện Nghiên cứu rau quả - Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng ứng dụng kỹ thuật mới để nhân giống loại cây trồng này. Năm 2013, để bảo tồn và phát triển giống bưởi Luận Văn, xã Thọ Xương đã tuyên truyền, vận động một số hộ nông dân có kinh nghiệm tham gia dự án bảo tồn và phát triển bưởi Luận Văn, đồng thời hỗ trợ về cây giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo điều kiện về đất đai cho các hộ bảo tồn và phát triển. Đến nay xã Thọ Xương có 35ha diện tích trồng bưởi. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bưởi đỏ tiến vua một thời mai một đã được hồi sinh, giúp nhiều hộ cho thu nhập cao mỗi dịp Tết đến, Xuân về. 

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Tư Xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Đối với bưởi Luận văn thì tôi áp dụng phân hữu cơ, áp dụng phương pháp áp dụng phun mưa nên cây và quả được đều, độ ẩm tốt quả đẹp nên hiệu quả cao…".

Đến nay, huyện Thọ Xuân đang có nhiều mô hình sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút các hộ, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để thực hiện các dự án lớn, áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất tiên tiến như: chọn giống chất lượng cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng hữu cơ. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất, các loại cây trồng đã đem lại giá trị thu nhập cao như: bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi Luận Văn, cam V2, cam đường canh. Đến nay, toàn huyện đã có tổng diện tích cây ăn quả 1.643ha, trong đó cây ăn quả tập trung 560ha chủ yếu ở xã Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Hồng, Bắc Lương và Quảng Phú ... Theo tính toán của các hộ sản xuất, hiệu quả kinh tế sản xuất tại các vùng sản xuất tập trung cao hơn từ 15 đến 20% so với sản xuất nhỏ lẻ. Đặc biệt, huyện Thọ Xuân được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi Luận văn, được công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam Xuân Thành và Bưởi Bắc Lương.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 3.

Bà Lê Thị Dung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bà Lê Thị Dung, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thời gian qua đối với các hộ đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, lai tạo giống đã mang lại hiệu quả cao, thu nhập đạt từ 400 triệu đến 600 triệu đồng. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các hộ tiếp tục đầu tư và ứng dụng vào…".

Từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trên địa bàn huyện Thạch Thành đã xây dựng được nhiều vùng liên kết sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá mới trong phát triển sản xuất. Đến nay, diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đạt gần 2.700 ha, trong đó có 1.341 ha cây ăn quả trồng tập trung ở các xã Thạch Quảng, Thành Công, Thành Minh, Thành Tâm, Thành Tân, Thạch Cẩm và thị trấn Vân Du. Trong đó có gần 300 ha cây ăn quả áp dụng công nghệ cao với các giống cam, bưởi, ổi, thanh long, mít, dứa... Hầu hết diện tích cây ăn quả được sản xuất an toàn, được cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, giá trị 1 ha đạt từ 300 - 500 triệu đồng. Hiện huyện Thạch Thành đang chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đầu tư các máy móc hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 4.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 5.

Ông Trần Bá Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

Ông Trần Bá Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay huyện nhân rộng mô hình và tạo mọi điều kiện để các hộ phát triển nhằm đảm bảo tăng giá trị sản xuất…".

Nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được nghiên cứu, áp dụng thành công trong sản xuất cây ăn quả như: tuyển các giống cây ăn quả đầu dòng, phương pháp nhân giống có ưu thế bằng chiết sang ghép, trồng xen, trồng mới, kỹ thuật ghép lai tạo, đốn tỉa tạo hình, tạo tán cho cây thoáng, kỹ thuật kích thích ra hoa đúng vụ, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước, tưới tự động, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 6.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 7.

Kỹ sư Nông nghiệp Lê Văn Thông, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Mía đường Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Kỹ sư Nông nghiệp Lê Văn Thông, Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Mía đường Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiện nay, theo tư vấn của chuyên gia Úc, chúng tôi đang sử dụng một số phân bón hoà tan để tăng cường cải thiện đất".

Ông Hoàng Văn Dậu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với cây ăn quả của gia đình đã ứng dụng từ việc bọc quả cho côn trùng không xâm nhập đến việc đầu tư lắp đặt hệ thống và thực hiện trồng cây ăn quả, ứng dụng vào để tăng năng suất".

Với mục tiêu xây dựng các vùng trồng cây ăn quả bền vững, hiệu quả kinh tế cao, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 30.500 ha cây ăn quả, giá trị kinh tế đạt khoảng 5.400 tỷ đồng, chiếm 12 - 15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển theo hướng công nghệ cao.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng cây ăn quả- Ảnh 8.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Đời sống ngày 10/01/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh

Thanh Hóa có 227.400 ha cây trồng ứng dụng quy trình thâm canh

15:25 , 21/01/2025

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã duy trì và phát triển được trên 97 vùng cây trồng thâm canh, vùng sản xuất tập trung với tổng diện tích đạt 227.400 ha, tăng 50 ha so với năm 2023.

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà

15:17 , 21/01/2025

Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi gà, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.

Khoa học và Công nghệ - Động lực phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và Công nghệ - Động lực phát triển kinh tế - xã hội

14:58 , 21/01/2025

Xác định khoa học, công nghệ là khâu đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thời gian qua, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đặc biệt, nhiều dự án khoa học và công nghệ đã được triển khai và áp dụng vào sản xuất, góp phần giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách, đáp ứng yêu cấu phát triển bền vững của địa phương.

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

14:54 , 21/01/2025

Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2024. Các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; khoa học, công nghệ ứng dụng; khoa học xã hội và nhân văn; tôn vinh nhà khoa học.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa gặp mặt trí thức, nhà khoa học tiêu biểu

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa gặp mặt trí thức, nhà khoa học tiêu biểu

20:01 , 20/01/2025

Chiều ngày 20/1, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị gặp mặt trí thức, nhà khoa học có nhiều đóng góp cho hoạt động Liên hiệp hội năm 2024.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

09:18 , 20/01/2025

Chủ động, linh hoạt đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số, hiện nay 100% thủ tục hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đang được thực hiện trên môi trường điện tử.

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ

Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nâng cao chất lượng các nhiệm vụ khoa học công nghệ

21:49 , 18/01/2025

Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nâng cao chất lượng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) các cấp là 1 trong những giải pháp quan trọng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng các đề tài, dự án, nâng cao tính ứng dụng và khả năng nhân rộng kết quả sau nghiệm thu, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung.

Khởi động cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025

Khởi động cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025

21:47 , 18/01/2025

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 mở cổng đăng ký từ 15/1 với tổng giá trị giải gần 1 tỷ đồng, dành cho nhà khoa học chuyên, không chuyên và doanh nghiệp. Sáng kiến Khoa học là cuộc thi thường niên do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, báo VnExpress tổ chức.

VinFuture 2025 khởi động, nhận đề cử khoa học xuất sắc

VinFuture 2025 khởi động, nhận đề cử khoa học xuất sắc

21:45 , 18/01/2025

Ban tổ chức Giải thưởng VinFuture vừa công bố khởi động mùa giải 2025 và chính thức nhận đề cử cho đến 14 giờ ngày 17/04/2025.

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ

21:42 , 18/01/2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.