Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường và thị hiếu của khách hàng trong dịp Tết, Công ty Cổ phần nông sản Thọ Chung, Thành Phố Thanh Hóa đã đầu tư vườn cây tại xã Đông Hoàng huyện Đông Sơn với quy mô trên 1ha, tập trung phát triển dòng cây ăn quả bonsai như bưởi diễn bon sai, cam đường, quất thế.
Đối với cây bưởi bon sai, trước khi lên chậu, tầm tháng 10 âm lịch, phôi bưởi được tuyển chọn và đưa vào chậu; mỗi phôi bưởi được trồng từ 4 đến 5 năm. Để cây bưởi sai quả, thợ kỹ thuật phải ghép quả từ tháng 4 để quả to và chín đúng dịp Tết Nguyên đán. Tất cả các công đoạn chăm sóc đều đòi hỏi kỹ thuật, phải nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng chu kỳ, liều lượng để xử lý sâu bệnh; bón phân hữu cơ cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cây. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đầu tư hệ thống tưới nước tự động, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động. Một cây bưởi cảnh đẹp có tiêu chí chung là tán tròn, nhiều quả, sắc quả chín vàng, cây xanh tốt đầy đủ chồi, lộc, hoa tượng trưng cho tài lộc, sự sung túc sinh sôi nảy nở. Trung bình, mỗi chậu bưởi cảnh có khoàng từ 120 quả đến 150 quả.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Thợ kỹ thuật, vườn cây xã Đông Hoàng, Công ty Cổ phần nông sản Thọ Chung, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để đảm bảo phục vụ Tết, trước hết phải tạo tán cây, đến tháng 3 ghép quả, tháng 10 tháo quả và tỉa cánh, dàn cành để đều tán lá. Trong thời gian ghép quả phải gọt cành trên và cành dưới".
Ngoài trồng bưởi, tại vườn cây của công ty còn trồng quất bonsai, cam đường bonsai. Để giữ dáng cây, thợ kỹ thuật thường xuyên uốn, cắt, tỉa cành, sửa tán tạo thế cây. Một cây quất bonsai đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: dáng đẹp tự nhiên, lá xanh, lộc hoa, quả vàng, quả ương, quả xanh, quả non. Hiện, tại vườn cây xã Đông Hoàng có 3.000 chậu bưởi diễn bon sai, 5 nghìn gốc quất thế, 500 chậu cam bon sai, đáp ứng nhu cầu chơi tết của khách hàng. Mỗi chậu bưởi cảnh có giá từ 3 đến 25 triệu đồng, chậu quất thế có giá 1,5 triệu đồng, chậu cam đường có giá từ 3 đến 3,5 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Sỹ, Quản lý vườn cây xã Đông Hoàng, Công ty Cổ phần nông sản Thọ Chung, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tết 2024, lần đầu tiên chúng tôi triển khai trồng bưởi bonsai, số lượng đến giờ rất là đẹp, nhà buôn cũng đã đến đặt hàng. Cây cảnh phục vụ hàng Tết, chất lượng cao, thu nhập cây cảnh sẽ cho giá trị cao so với nhiều cây trồng khác. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung để cây bưởi, cam chín đúng vụ để vào tháng Tết để tỏa đi khắp nơi, nhà buôn đến vận chuyển đi các tỉnh".
Vào những ngày này, đội ngũ kỹ thuật của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 huyện Đông Sơn đã và đang tập trung chăm sóc cây lan Hồ Điệp phục vụ cho tết Nguyên đán sắp tới. Hiện nay, hoa lan Hồ Điệp đang trong giai đoạn phân hóa ra hoa để nụ hoa và ngồng hoa dài to. Do đó, vào ban đêm hoa lan được làm lạnh để ngồng hoa dài và nụ hoa phát triển mạnh.
Lan Hồ Điệp ưa thích môi trường mát mẻ, với nhiệt độ lý tưởng dao động từ 15 đến 25 độ C. Nhiệt độ từ 15 đến 20 độ C thúc đẩy ngồng hoa phát triển, giúp hoa nở đúng dịp mong muốn. Trong khi đó, nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C lý tưởng cho cây phát triển khỏe mạnh, ra nụ và bung hoa.
Anh Nguyễn Xuân Trường, Công ty TNHH 1 thành viên Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong giai đoạn này, mình cần chú ý đến nhiệt độ và ánh sáng để giữ được độ lạnh trong nhà lan, để hoạt hóa ngồng và hoa to, phát triển, đẹp chơi vào Tết. Hoa đảm bảo chất lượng, bông hoa trên 10cm, ngồng hoa cách 3cm".
Từ đầu năm 2024, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 đã đưa vào trồng lan hồ điệp công nghệ cao. Toàn bộ quy trình sản xuất đều được áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp của Israel, trang bị hệ thống điều khiển tự động trong nhà lưới, bao gồm điều hòa nhiệt độ, quạt thông gió, cảm biến nhiệt độ, hệ thống lọc nước tự động, hệ thống tưới tự động hóa.... Cùng với đó, Công ty đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời đưa vào sản xuất hoa lan Hồ điệp, tiết kiệm 30 triệu đồng tiền điện mỗi tháng. Theo dự kiến với hơn 40.000 cây lan hồ điệp đang trồng để phục vụ thị trường vào tết dương lịch và tết Nguyên đán 2025 sắp tới, Công ty sẽ thu về khoảng 4 tỉ đồng và lãi khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên DV&TM Nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cho biết: "Tiêu chuẩn khi hoạt hóa chạy lạnh, phải nắm đúng múi giờ, nhiệt độ cân đối, tầng cắt nắng, cắt mưa, bảo ôn phải cân đối. Chúng tôi tuân thủ, kỹ thuật, cho nên chúng tôi đã đưa ra sản phẩm nở đúng tết, ngày đêm lệch nhau 10 độ, cho nên cây hoa nắng quá cũng chịu được và rét quá cũng chịu được. Khi đưa ra ngoài thị trường, hoa lan không bị sốc nhiệt".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được trên 325 ha trồng hoa, cây cảnh có mái che, ứng dụng khoa học - công nghệ, tập trung ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa. Để phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích cho các hộ dân chuyển đổi phương thức từ trồng hoa truyền thống sang ứng dụng công nghệ. Nhiều hộ dân đã đầu tư hệ thống nhà lưới, các thiết bị hiện đại vào trồng và chăm sóc hoa nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tết Nguyên đán đang tới gần, các nhà vườn xác định đây là thời điểm quan trọng nhất năm nên đều tập trung đầu tư công sức để chăm sóc cũng như quảng bá đến khách hàng những sản phẩm đẹp và chất lượng nhất, với hy vọng mùa tết năm nay người tiêu dùng có hoa, cây cảnh đẹp để bày, người trồng hoa, cây cảnh có thêm nhiều lợi nhuận.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43 ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Để phát triển bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
44% ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt chưa được bảo mật chặt chẽ
Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, các công ty tài chính, ngân hàng với khối lượng lớn dữ liệu và giao dịch nhạy cảm luôn là ‘đích ngắm’ của tin tặc, với mục đích là đánh cắp tiền hoặc phá hoại hoạt động kinh tế.
Zalo vượt qua 3 nền tảng xuyên biên giới Facebook, TikTok và Google về lượng người dùng
Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nền tảng Zalo đã vượt qua các tên tuổi lớn như Facebook, YouTube và TikTok với số lượng người dùng lên tới 76,5 triệu (tính tới 30/06/2024).
Việt Nam xếp hạng 45 về năng lực công nghệ thông tin trên toàn thế giới
Trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng mạng 2024 (NRI) đánh giá mức độ phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia, Việt Nam giữ thứ hạng 45/133 quốc gia toàn cầu, tăng 11 bậc so với năm ngoái.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng
Những năm gần đây, ngành y tế Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong những xu hướng mới là ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và ngành y tế.
Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua chương trình OCOP của tỉnh, công tác tạo lập và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 1 trong những giải pháp quan trọng để khẳng định chất lượng và định vị uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thanh Hóa.
Đưa khoa học công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động số 27 ngày 13/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về vị trí, vai trò về phát triển khoa học công nghệ từng bước được nâng lên, khoa học công nghệ từng bước trở thành động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
9 nhà khoa học tiêu biểu nhận giải thưởng Khuê Văn Các năm 2024
9 nhà khoa học trẻ đầu tiên đạt Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ 1 năm 2024 đều có nhiều thành tích nghiên cứu khoa học, có nhiều công bố trong nước và quốc tế, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, giải quyết các vấn đề thực tiễn của xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.