Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi gà
Với mong muốn thay đổi phương thức sản xuất trong chăn nuôi gà, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hướng hiện đại, tự động hóa, quy trình chăn nuôi khép kín… Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường chăn nuôi.
Sau khi tham quan một số mô hình chăn nuôi gà hiệu quả, đầu năm 2023, ông Nguyễn Xuân Minh, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa đã chủ động ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất chăn nuôi gà đẻ trứng. Chuồng trại nuôi gà được thiết kế theo quy trình khép kín trên diện tích 500 m2 với quy mô nuôi 10.000 con. Đồng thời ông đầu tư trên 1,5 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống làm mát, điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, hệ thống cung cấp nước, thức ăn và tời phân tự động. Với việc đầu tư bài bản, gà sinh trưởng tốt, tỷ lệ chết chỉ còn 0,01%, tỷ lệ gà đẻ trứng lên tới 90- 95% . Theo ông Minh, có được kết quả trên là do nhiệt độ trong chuồng luôn đươc duy trì từ 20-28 độ C. Hơn nữa, dù nuôi gà với mật độ cao 10 nghìn con trên diện tích 500m2 tuy nhiên lượng khí độc do chất thải trong quá trình chăn nuôi đã được hệ thống quạt gió đẩy ra ngoài nên môi trường chăn nuôi sạch sẽ, gà sinh trưởng phát triển tốt, đẻ trứng nhiều.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Phố Thành Yên, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Minh, Phố Thành Yên, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Như trước đây khi mình chưa đầu tư, mình tính 1 chuồng 1 vạn gà thì cần tới 1.200m2 đến 1.500m2. Khi đưa hệ thống tự động vào thì chỉ cần 500m2 thôi, giảm tới 60% diện tích chuồng nuôi. Đồng nghĩa với việc giảm được 1/3 nhân công và giảm chi phí tiền điện và giảm nhiều chi phí phụ ngoài".
Việc ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, đã giúp trại gà của gia đình ông Minh tối ưu hóa quy trình chăm sóc gà, đảm bảo đàn gà được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống theo nhu cầu. Qua đó, giảm bớt lượng thức ăn cũng như điện năng, đồng thời giúp quản lý thời gian một cách hiệu quả. Đặc biệt, nhờ có hệ thống thu trứng tự đồng, 10.000 con gà; khi thu hoạch trứng, trước đây phải cần đến 3 nhân công đi nhặt, nhưng nay nhờ hệ thống thu trứng tự động, trang trại chỉ cần 1 người, đứng một chỗ để xếp trứng vào khay. Việc sử dụng băng chuyền tự động giúp thu gom trứng ngay khi gà đẻ xong, giảm thiểu việc trứng bị vỡ, nứt, đồng thời tiết kiệm thời gian.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Phố Thành Yên, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thu trứng tự động này thì mình chỉ đứng thu trứng trên đầu chuồng. Đứng một chỗ, công nhân không phải đi vào trong chuồng nhặt trứng và không đem vỉ trứng vào trong giữa chuồng… để tránh lây bệnh từ chuồng này đến chuồng kia".

Ông Nguyễn Hữu Chung, Công nhân trại gà, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Hữu Chung, Công nhân trại gà, phường Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong quá trình thì chủ trại cho tôi đi tập huấn cũng về điện… trong trại có xảy ra cái gì thì bọn tôi cũng biết, trong công việc trước đây 3 công nhân hiện giờ chỉ cần 1 mình tôi đảm nhiệm được trong trại này, đảm bảo an toàn tối đa tốt nhất… So với chân tay nó sẽ hơn".
Năm 2020 Trang trại chăn nuôi gà Thủy Chinh xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa đã đầu tư 5 tỷ đồng để xây 2.000m2 chuồng trại khép kín với hệ thống chống nóng, giàn mát, quạt thông gió, máy phát điện và hệ thống đường chuyền thức ăn, nước uống tự động, giúp cho việc chăn nuôi trở nên dễ dàng và khép kín. Với 1,5 vạn gà, trong đó có 10.000 gà đẻ và 5.000 gà hậu bị. Nhờ ứng dụng công ghệ tự động hóa việc chăn nuôi gà chuồng trại luôn mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông và duy trì nhiệt độ ổn định phù hợp với từng độ tuổi của gà, nhờ đó, với 1,5 vạn gà, trang trại chỉ cần 5 nhân công để đảm bảo mọi hoạt động của trang trại. Trung bình mỗi ngày trang trại thu hoạch hơn 9.000 trứng, với giá thành 2.500 đồng/quả, trừ chi phí sản xuất mỗi năm trang trại có lãi hàng tỷ đồng.


Ông Nguyễn Văn Chinh, Chủ trang trại gà Thủy Chinh, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khác với chăn nuôi truyền thống ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhàn hơn nhiều. Nh.ờ ứng dụng khoa học công nghệ đàn gà nuôi phát triển tốt, không có dịch bệnh, đặc biệt đẻ rất sai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ vậy, chúng tôi đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập khá từ 7-9 triệu đồng/ người. Đặc biệt, nhờ ứng dụng công nghệ cao, việc làm chứng nhận sản phẩm ocop thuận lợi… Hiện các sản phẩm của trang trại đã có mặt tại nhiều siêu thị, và được nhiều thiểu thương trong và ngoài tỉnh thu mua".
Hiện nay, nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại, các trang trại, hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh đã thay đổi phương thức sản xuất. Qua đó, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.