Ung thư hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm
Theo các chuyên gia y tế, với nhiều kỹ thuật và công nghệ hiện đại ngày nay, bệnh ung thư hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, làm thế nào để người dân có thể tự tầm soát, phát hiện sớm để được điều trị bệnh kịp thời, các triệu chứng chính của bệnh ung thư là gì?
![]() |
TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: VGP/Hiền Minh |
Tại buổi giao lưu “Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư” được tổ chức mới đây tại trường Đại học Y Hà Nội, TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư, người dân cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, cần đi khám sức khoẻ định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm/lầ hoặc khám sức khoẻ hàng tháng, để tầm soát ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Thứ hai, cần tăng cường tầm soát ung thư đối với các đối tượng mắc các bệnh có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Điển hình là người mang virus viêm gan B...
Hiện nay, tại Việt Nam có tới 10-15% người mang virus viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư gan và xơ gan. Chính vì vậy, người dân cần tăng cường tầm soát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh như: polyp đại tràng, dạ dày,…
Ngoài ra, đối với những người trong gia đình có người mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư vú của những người này cao gấp 10 đến 20 lần so với cộng đồng. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã có những xét nghiệm gen hiện đại để xác định ung thư, cảnh báo cho các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao.
Thứ ba, người dân cần nâng cao ý thức tự khám bệnh, tự phát hiện bệnh. Điển hình là chương trình tự khám vú sau khi sạch kinh (tự khám trước gương, nằm khám,…) khi phát hiện các biểu hiện bất thường như nổi u, hạch… người dân cần đến các cơ sở y tế để kịp thời khám và điều trị.
Thứ tư, cần đặc biệt quan tâm đến các triệu chứng báo hiệu ung thư theo 10 khuyến cáo của Bộ Y tế. Nếu thấy có các triệu chứng như: xuất hiện các vết loét ở da, niêm mạc miệng, lưỡi, ho kéo dài, ho ra máu,… cần đến bệnh viện để kiểm tra.
Khi phát hiện các dấu hiệu như: Đau hạ sườn phải âm ỉ, khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài ra máu,… cần phải cảnh giác với bệnh ung thư đại trực tràng.
Khi sờ thấy khối u bất thường ở ngực, ở vú,… cần đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư vú.
Khi bị ù tai, ho khạc ra máu,… cần cảnh giác với ung thư vòm họng.
Thấy có triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường cần đề phòng ung thư cổ tử cung.
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí để chữa trị.
Chính vì vậy, để phát hiện sớm ung thư và điều trị bệnh có hiệu quả, các chuyên gia y tế tiếp khuyến cáo người dân cần khám sức khoẻ định kỳ, tăng cường sàng lọc đối với đối tượng có nguy cơ, tự khám khi có biểu hiện bất thường…
PGS. TS. Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa điều trị nội, bệnh viện K chia sẻ tại buổi tọa đàm. Ảnh: VGP/Hiền Minh |
Bệnh ung thư có di truyền không?
Cũng tại buổi giao lưu, PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa điều trị nội, Bệnh viện K cho biết, có trường hợp mắc ung thư do di truyền nhưng số lượng này không nhiều, chủ yếu mắc ung thư là do yếu tố ngoại cảnh, điều này đã được khoa học chứng minh.
Một số loại ung thư có thể di truyền do đột biến gen, người bị đột biến có nguy cơ mắc cao hơn so với người không bị đột biến, tuy nhiên không phải cứ đột biến là mắc ung thư.
Chính vì vậy, PGS.TS Vũ Hồng Thăng khuyến cáo những người bị đột biến gen nên đến các trung tâm hoặc gặp chuyên gia tư vấn di truyền ung thư để có kế hoạch phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Cũng theo PGS.TS Vũ Hồng Thăng, một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng... trên thế giới ghi nhận khoảng 10% mắc do đột biến gen. Khi so sánh tỉ lệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, người Việt có tỉ lệ đột biến mắc ung thư trong nhóm thấp nhất thế giới. Đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, những gia đình có người thân đang mắc ung thư nên tiến hành các xét nghiệm xem có nguy cơ đột biến hay không, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Theo Báo điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng hơn 4 lần trong 15 năm qua, từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Mức tiêu thụ nước ngọt của Việt Nam tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009-2014 với mức 20%/năm.

Bộ Y tế đề nghị siết chặt thanh kiểm tra với mỹ phẩm
Để chủ động kiểm soát chất lượng mỹ phẩm lưu thông trên thị trường và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

2 bếp ăn bệnh viện tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định an toàn thực phẩm
Mới đây, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá đã phản ánh về tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại căng tin của một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau đó, Sở Y tế Thanh Hoá đã có văn bản chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh khẩn trương kiểm tra, xử lý vi phạm tại các cơ sở trên.

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh
Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa
Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè
Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm
Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng
Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.