Ưu tiên vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế
Bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục ưu tiên nguồn vốn tín dụng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Đến hết năm 2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt gần 13.800 tỷ đồng, với gần 251 nghìn hộ gia đình đang vay vốn. Nguồn vốn đã giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xây sửa nhà, mua nhà ở xã hội, hỗ trợ con em học tập, xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh đạt chuẩn.

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng khoảng 8%, năm 2024, Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục rà soát, nắm bắt kịp thời các nhu cầu nguồn vốn tín dụng của người dân. Trên cơ sở đó, giải ngân kịp thời, đúng đối tượng các chương trình, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội.


Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh tiếp tục tham mưu bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để uỷ thác cho vay đối với người nghèo, đối tượng chính sách. Tiếp tục tổ chức tốt việc giao dịch tại xã, nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ, cải tiến áp dụng công nghệ thông tin để bà con nhân dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời".

Mùa xuân năm nay, có rất nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có cuộc sống sung túc, đầm ấm hơn, cuộc sống đổi thay nhờ các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội. Niềm vui, hạnh phúc của các gia đình, cũng chính là động lực to lớn để mỗi cán bộ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm mới.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.