Vai trò động lực của kinh tế tư nhân
Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Tại Thanh Hóa, kinh tế tư nhân mà nòng cốt là doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng được khẳng định và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.
Công ty cổ phần thiết bị giáo dục Hồng Đức là doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị giáo dục, nội thất. Dưới áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp luôn chú trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu, mở rộng sản xuất và phát triển thị trường.

Đại diện doanh nghiệp chia sẻ: doanh nghiệp tư nhân có chủ sở hữu trực tiếp, chịu trách nhiệm hoàn toàn và hưởng lợi trực tiếp từ mọi quyết định kinh doanh. Do đó, luôn tìm cách tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất và đổi mới sáng tạo. Bà Vũ Thị Ngọc Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi đưa ra giải pháp tiếp tục đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động đưa sản phẩm tốt hơn, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào tất cả hoạt động để giảm chi phí nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng truyền thống, hợp tác với đối tác khách lớn có hướng phát triển tốt".
Những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng. Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.

Tại tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 21.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, đóng góp khoảng 65 đến 70% GRDP của tỉnh và giải quyết việc làm cho trên 400.000 lao động. Các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân bao phủ hầu khắp các ngành và lĩnh vực, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Ông Mai Xuân Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp Thanh Hóa tin tưởng và kỳ vọng vào thể chế như bây giờ. Các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm sâu sát cải cách thủ tục hành chính, cơ chế môi trường thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật để các doanh nghiệp tư nhân được hoạt động hiệu quả; chỉ đạo sát sao các sở ngành về thủ tục đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp Thanh Hóa kỳ vọng và mong muốn phát huy tối đa sức mạnh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới".

Vượt lên những hạn chế do quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp tư nhân Thanh Hóa đã tận dụng cơ hội, phát huy sự năng động, linh hoạt để trụ vững trong môi trường kinh doanh ngày càng mở và đa dạng hơn; từng bước đảm trách vai trò "động lực đẩy" đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, khu vực kinh tế tư nhân vẫn gặp nhiều rào cản cần tháo gỡ để tiếp tục phát triển, khẳng định vai trò là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Các doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa tin tưởng và kỳ vọng, đề án về phát triển kinh tế tư nhân sẽ khơi thông các điểm nghẽn, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch để khai thác được tiềm năng, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân, trọng tâm là các doanh nghiệp tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.