Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.
Tổ dệt được thành lập gần ba năm nay, là nơi phục dựng kỹ thuật dệt và thêu thổ cẩm – những giá trị tinh hoa của người Thái Trắng (Táy Dó) – cũng là điểm gặp gỡ thân tình của chị em phụ nữ. Ở đó, họ không chỉ trao truyền kỹ năng, mà còn động viên nhau vượt qua những trở ngại của cuộc sống, và cùng giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Vi Thị Luyến bồi hồi kể về những ngày đầu đầy khó khăn, khi nghề truyền thống đứng trước nguy cơ bị thất truyền, bởi việc thuyết phục chị em tham gia vào hành trình khôi phục nghề không hề dễ dàng. Nhưng chính từ những trăn trở ấy, chị đã nuôi dưỡng khát vọng: đưa nghề dệt thổ cẩm truyền thống trở thành một hướng làm kinh tế bền vững, đưa sản phẩm dệt được chứng nhận OCOP của người Thái vươn xa hơn trên các sàn thương mại điện tử, mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho phụ nữ nơi bản nhỏ.
Phóng viên trò chuyện cùng chị Vi Thị Luyến, Chủ tịch Hội LHPN xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Sinh năm 1985, sau khi tốt nghiệp ngành Nông – Lâm, Trường Đại học Hồng Đức, năm 2007 chị Vi Thị Luyến được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã. Khi ấy, dù còn rất trẻ, chị đã ấp ủ mong muốn làm điều gì đó thật thiết thực để bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc. Phải đến năm 2016, khi trở thành Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị mới thực sự có điều kiện để biến những ấp ủ thành hành động cụ thể. Năm 2022, từ những buổi trò chuyện, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của phụ nữ trong bản, chị Luyến bắt đầu vận động 19 chị em cùng tham gia khôi phục nghề dệt. Bằng quyết tâm và sự đồng thuận cao, tháng 4/2023, Tổ dệt thổ cẩm Táy Dó chính thức ra đời, quy tụ 26 hội viên và gần 30 khung dệt. Đây là dấu mốc quan trọng, không chỉ giúp nghề truyền thống hồi sinh, mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế gắn với văn hóa cho phụ nữ dân tộc Thái tại địa phương.

Không dừng lại ở việc khôi phục nghề, chị Luyến cũng luôn tìm tòi cách làm mới để vừa lưu giữ truyền thống, vừa đưa thổ cẩm trở thành sản phẩm tiêu dùng có giá trị. Gối thảo mộc Táy Dó – một sản phẩm kết hợp giữa thảo dược bản địa, tinh dầu tự nhiên với hoa văn thổ cẩm – đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đây là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống. Năm 2024, mô hình dệt thổ cẩm của chị Luyến đã vinh dự đạt Giải Xuất sắc trong cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Đó không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực bền bỉ, mà còn mở thêm một cánh cửa phát triển kinh tế cho phụ nữ miền núi. Hàng chục chị em trong Tổ dệt hiện có thu nhập ổn định từ 5 – 6 triệu đồng mỗi tháng.
Bà Ngân Thị Quân, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thấy cháu Vi Thị Luyến cùng các cháu trong thôn bản khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm này, bản thân tôi vui lắm. Tôi có nghề để làm và có thêm thu nhập".

Chị Lò Thị Doan, Thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lò Thị Doan, Thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Thái có rất nhiều hoa văn, mẫu mã đẹp mắt. Nó còn là biểu trưng văn hóa của dân tộc Thái. Em mong là tới đây, cùng với chị Luyến, các chị em cùng nhau sáng tạo nhiều sản phẩm đẹp hơn, đa dạng hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trẻ ngày nay".
Song hành với hoạt động phát triển nghề, chị Luyến còn luôn chú trọng gìn giữ các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là ngôn ngữ Thái, cầu nối linh thiêng giữa các thế hệ. Chị thường xuyên vận động chị em sử dụng tiếng Thái trong sinh hoạt hằng ngày, trong việc nuôi dạy con trẻ và trong các hoạt động cộng đồng. Bởi theo chị, khi tiếng nói dân tộc vẫn còn hiện diện trong đời sống, văn hóa sẽ không bao giờ bị lãng quên. Vào những dịp lễ hội hay sinh hoạt cộng đồng, chị luôn là người khơi nguồn, vận động chị em cùng tái hiện các tiết mục dân ca, dân vũ Thái, để những câu hát, điệu múa truyền thống tiếp tục sống động, gần gũi trong đời sống hôm nay.
Niềm đam mê với nghệ thuật dân gian của chị Luyến bắt nguồn từ thời thơ ấu. Khi còn là một cô bé, chị thường theo mẹ, theo bà đi xem hát nhuôn, một thể loại dân ca độc đáo của người Thái Trắng. Những giai điệu mượt mà ấy đã in sâu trong tâm trí chị, để rồi sau này, chị lặng lẽ ghi chép từng lời ca, từng làn điệu cổ. Đến nay, chị không chỉ hát lại, mà còn truyền cảm hứng cho nhiều chị em khác trong bản, để mỗi buổi hát nhuôn không chỉ là một buổi luyện tập, mà còn là một cuộc trở về với cội nguồn.

Từ tình yêu với văn hóa dân tộc, chị Luyến đang ấp ủ thành lập các câu lạc bộ văn nghệ dân gian tại xã Xuân Lẹ, nơi hội tụ những người yêu mến và mong muốn giữ gìn nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt, chị hướng đến lớp trẻ, những người sẽ tiếp bước, gìn giữ bản sắc dân tộc trong tương lai.
Chị Vi Thị Luyến, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang làm các hồ sơ, đề xuất với cấp ủy, chính quyền và ban ngành có liên quan để thành lập Câu lạc bộ hát nhuôn Thái Trắng trong thời gian tới".
Bằng tất cả đam mê, tâm huyết và trách nhiệm, chị Vi Thị Luyến không chỉ "giữ lửa" văn hóa Thái, mà còn góp phần làm lan tỏa tình yêu văn hóa trong cộng đồng. Những việc làm của chị là minh chứng cho sự bền bỉ của người phụ nữ vùng cao, những người âm thầm nhưng luôn mạnh mẽ để gìn giữ mạch nguồn văn hóa giữa dòng chảy hiện đại.

Du lịch Thanh Hóa và bài toán thu hút khách quốc tế
6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đón trên 307.000 lượt khách quốc tế, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm hơn 2,9% tổng lượt khách - một tỷ lệ còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và những nỗ lực mà ngành Du lịch đã và đang triển khai.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Chiều ngày 7/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2020-2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030.

Thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Ngày 7/7, tại xã Tân Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Ban Quản lý Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu.

Mùa sen thành cổ
Những ngày này, du khách đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (xã Tây Đô, tỉnh Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng sắc sen bung nở trong khu vực nội thành, tạo nên khung cảnh bình yên, thơ mộng trên vùng đất Tây Đô.

Du lịch Thanh Hoá nỗ lực để thu hút khách quốc tế
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hoá đón hơn 10,5 triệu lượt khách, trong đó 307.000 lượt là khách quốc tế – tăng gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cho thấy Thanh Hóa đang dần là điểm đến có chiều sâu di sản và văn hoá. Nắm bắt xu hướng này, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực để thu hút cũng như đáp ứng yêu cầu đón khách quốc tế.

Bản tin Văn hóa 4/7/2025
Bản tin Văn hóa 4/7/2025 có những nội dung chính sau: - Nghệ sĩ Việt duy nhất hát tại 3 lễ hội nhạc châu Âu - Lộ diện 2 đội thi xuất sắc nhất vào chung kết DIFF 2025 - 60 năm chặng đường âm nhạc

Thanh Hoá hướng tới xây dựng các sản phẩm: “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới “Một điểm chạm - đa trải nghiệm”. Những “điểm chạm” kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.

Gần 15.000 khán giả Phenikaa "cháy hết mình" trong "cơn bão sắc màu" COLORSTORM 2025
Tối 29/6, gần 15.000 khán giả đã cùng “cháy hết mình” tại Quảng trường sự kiện Đại học Phenikaa trong lễ hội âm nhạc hoành tráng COLORSTORM 2025 – Cơn bão sắc màu. Không chỉ là bữa tiệc âm thanh – ánh sáng rực rỡ, sự kiện còn đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Nhà trường: chính thức trở thành Đại học Phenikaa – đại học tư thục đầu tiên tại miền Bắc, đồng thời là đại học trẻ nhất Việt Nam theo Quyết định số 775/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Nâng tầm các sự kiện văn hóa - du lịch xứ Thanh
Hiện nay, các sự kiện văn hóa - du lịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng được quan tâm đầu tư cả về chiều sâu nội dung và hình thức. Không chỉ dừng lại ở những chương trình nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu, các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện ngày càng đa dạng, quảng bá sâu rộng hình ảnh về đất và người xứ Thanh.

Bản tin Văn hóa 30/6/2025
Bản tin Văn hóa 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - UNESCO cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - Sắp hoàn thành Cung Văn hóa Thiếu nhi và Trung tâm Thể dục thể thao TP. Thanh Hóa - Dệt thổ cẩm - dệt hồn văn hóa nơi non cao
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.