Cần xung lực mới để khu di tích Đền Nưa - Am Tiên phát triển đột phá
"Manh mún, nhỏ lẻ, thiếu liên kết và thiếu tính bền vững” - đó là thực trạng đáng buồn của khu di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh Điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên) kể từ khi được chính thức công nhận là di tích cấp Quốc gia đến nay. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đã đến lúc cần định vị lại giá trị của khu vực này trong dòng chảy văn hóa truyền thống và xu thế hiện đại, nhằm thúc đẩy sự phát triển đột phá, đặc biệt là khắc phục hạn chế về cơ chế quản lý lỏng lẻo, cơ sở vật chất nghèo nàn và sự thiếu hụt giáo dục di sản.
Với vị trí chiến lược, khu vực Núi Nưa là nơi Bà Triệu lập căn cứ, tạo bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248. Tương truyền, đỉnh núi Nưa là nơi năng lượng đất trời giao hòa, sinh khí mạnh mẽ nên được biết đến là huyệt đạo thiêng nhất Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập, Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đáng lẽ phải được định vị là một không gian văn hóa - lịch sử tiêu biểu mang tầm Quốc gia, gắn với người anh hùng dân tộc Bà Triệu - một trong những nữ anh hùng sớm nhất của Châu Á, đồng thời mang trong mình những giá trị văn hóa nữ quyền, bản sắc của vùng đất xứ Thanh.

Thế nhưng, trong nhiều năm qua, cách tiếp cận đối với khu vực này chỉ dừng lại ở một điểm hành hương - tâm linh ngắn hạn, thiên về tín ngưỡng dân gian mà chưa thật sự đánh thức được chiều sâu của giá trị lịch sử - văn hóa giàu bản sắc.

Tiến sĩ Phạm Hoàng Mạnh Hà, Giảng viên Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Tiến sĩ Phạm Hoàng Mạnh Hà, Giảng viên Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: "Một khu di tích thiêng nhưng thiếu hoàn toàn hệ thống đón tiếp – dẫn dắt, truyền thông văn hóa, không có trung tâm diễn giải lịch sử, không hạ tầng số hóa, công nghệ dẫn đến việc du khách chỉ đến thăm rồi đi, mà không thật sự chạm được vào chiều sâu văn hóa lịch sử của Am Tiên. Bản thân người dân địa phương chưa ý thức được hết giá trị của di tích, chưa tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích".
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, tư duy "quản lý di tích", chỉ khai thác những gì sẵn có khiến dấu ấn về Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên đang dần mờ nhạt trên bản đồ du lịch di sản.

Cùng là điểm huyệt đạo thiêng Quốc gia và mang đậm văn hóa nữ quyền, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đã hoàn toàn "lột xác", từ một nơi hoang vu thành điểm đến hàng đầu khu vực Nam Bộ. Năm 2023, núi Bà Đen cán mốc 5 triệu du khách đến hành hương, chiêm bái và con số này đang tăng dần qua mỗi năm. Và năm 2025, nơi đây được chọn là điểm tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Dự kiến, trong dịp đại lễ này, sẽ có hàng nghìn phật tử trong và ngoài nước sẽ đến tham quan, chiêm ngưỡng không gian Phật giáo sống động tại núi Bà Đen.

Trong khi đó, Núi Nưa (Thanh Hóa) chỉ khiêm tốn với con số vài chục nghìn khách mỗi năm, hầu hết tập trung vào dịp lễ hội đầu năm, còn ngày thường thì rất thưa vắng.

Để tạo đà cho Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch khu di tích, mở rộng khu vực bảo tồn, lập đề án nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tại khu vực này theo hướng Nhà nước quản lý toàn diện, phối hợp với đội ngũ chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp để hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, bền vững, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của khu di tích, đồng thời tạo điều kiện về sinh kế, phát triển đời sống cộng đồng dân cư lân cận.

Ông Lê Văn Sơn, Cán bộ văn hóa xã hội, UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Sơn, Cán bộ văn hóa xã hội, UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng sẽ có những phát triển đột phá ở khu vực này để tôn tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống"
Tuy vậy, "đánh thức" giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập không phải là câu chuyện một sớm một chiều và thành công không chỉ bằng nỗ lực từ một phía. Từ kinh nghiệm phát triển của các điểm di tích - danh thắng khác trên cả nước, các chuyên gia cho rằng: điều cần làm ngay là chuyển đổi tư duy sang "phát triển giá trị di sản gắn với du lịch, giáo dục và bản sắc của địa phương" với mục tiêu đưa Đền Nưa - Am Tiên trở thành trung tâm diễn giải lịch sử Bà Triệu, vùng di sản thiêng của phụ nữ Việt Nam và là một trong những "linh sơn" tiêu biểu của quốc gia.

Điều này đòi hỏi sự tổng hòa của các xung lực mới, như: tầm nhìn chiến lược trong tiếp cận di sản; hoàn thiện mô hình quản lý chuyên nghiệp, hiệu quả; thiết lập thương hiệu, bộ nhận diện di tích và hình thành chuỗi giá trị di sản.

Tiến sĩ Phạm Hoàng Mạnh Hà, Giảng viên Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết: "Những bước đi hiện nay của tỉnh Thanh Hóa là đúng hướng, nhưng mới chỉ là nền móng khởi đầu. Để biến Am Tiên - núi Nưa thành một biểu tượng quốc gia, cần sự kết hợp hài hòa giữa: Chiến lược - thể chế - hạ tầng - nhân lực - truyền thông - cộng đồng - kết nối vùng. Quan trọng nhất là giữ được cái "hồn di tích", đồng thời biến giá trị di sản trở thành động lực phát triển bền vững trong thế kỷ XXI".
Tỉnh Thanh Hóa đã có những hoạch định lớn, đúng hướng cho sự phát triển của Đền Nưa - Am Tiên. Và người dân đang rất kỳ vọng vào những giải pháp cụ thể, quyết liệt, đồng bộ, hiện thực hóa các định hướng này nhằm đánh thức những giá trị tiềm tàng của căn cứ khởi nghĩa Bà Triệu sau giấc ngủ dài tĩnh lặng nhiều năm qua.


Quảng bá sâu rộng các điểm du lịch xanh Thanh Hóa đến du khách trong nước và quốc tế
Sáng 10/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Cung văn hóa lao động Hữu Nghị, thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM – Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển các điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”. Thanh Hóa tham gia giới thiệu tại VITM Hà Nội 2025 với hàng loạt các sản phẩm, chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn.

Thúc đẩy phát triển du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế
Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 34 về việc thúc đẩy phát triển du lịch. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch, chủ động triển khai Chương trình kích cầu phát triển du lịch năm 2025 và các năm tiếp theo.

Huyện Yên Định tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025
Lễ hội Đền Đồng Cổ, tại xã Yên Thọ được huyện Yên Định tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch, tức từ ngày 10 đến ngày 12/4/2025. Các nghi thức chính của lễ hội là lễ rước kiệu, cáo yết, dâng hương sẽ được tổ chức vào sáng ngày 15 tháng 3 âm lịch, tức ngày 12/4.

Thanh Hóa sẽ tổ chức lễ hội Sầm Sơn 2025
Theo kế hoạch, Chương trình khai mạc Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra vào 19h30 phút ngày 26/4/2025 tại Quảng trường biển, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn. Trọng tâm của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Sầm Sơn – Khát vọng tỏa sáng” và màn bắn pháo hoa tầm thấp.

Hoằng Hóa: Tập huấn bồi dưỡng hát Chèo, hát Văn và kỹ năng sử dụng nhạc cụ dân tộc năm 2025
Ngày 10/4, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và du lịch huyện Hoằng Hoá đã tổ chức khai mạc lớp tập huấn bồi dưỡng hát Chèo, hát Văn và kỹ năng sử dụng nhạc cụ dân tộc cho các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ trên địa bàn huyện.

Thanh Hóa - Lượng khách du lịch tăng 4,8% trong quý I/2025
Trong 3 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Thanh Hoá đã đón và phục vụ khoảng 2.665.000 lượt khách, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 2.555 tỷ đồng.

Trao truyền, đào tạo kép đàn, ca nương hát nhà trò Văn Trinh
Mới đây xã Quảng Hợp đã tổ chức báo cáo kết quả với UBND huyện Quảng Xương về việc trao truyền, đào tạo kép đàn, ca nương nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát nhà trò Văn Trinh.

Bất cập trong quản lý khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên
Quần thể di tích lịch sử Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên tại thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa không chỉ được biết đến là nơi nữ anh hùng Triệu Thị Trinh dấy binh khởi nghĩa, mà còn là huyệt đạo linh thiêng nhất Việt Nam. Với những giá trị ấy, năm 2009, quần thể này được xếp hạng là di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Tuy nhiên, từ đó đến nay, khu di tích vẫn khiêm tốn ẩn mình giữa núi rừng, diện mạo chưa có gì phát triển đột phá, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Những bất cập về công tác quản lý được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025
Ngày 8/4 (tức 11/3 Âm lịch), huyện Nga Sơn đã tổ chức khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025. Đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành và đông đảo du khách thập phương về dự lễ.

Chương trình nghệ thuật “Về miền lễ hội” và bắn pháo hoa tầm cao
Nằm trong chuỗi các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025, tối 7/4, tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra chương trình nghệ thuật “Về miền lễ hội” và màn bắn pháo hoa phục vụ người dân, du khách thập phương về với đất Tổ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.