Về nhà mẹ Tơm – “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống
Theo lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, từ cuối năm 1939, đầu năm 1940, tại Thanh Hóa, chính quyền thực dân phong kiến tập trung lực lượng khủng bố phong trào cách mạng, hàng trăm cán bộ, đảng viên, quần chúng bị bắt tù đày, nhiều cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng bị đánh phá. Thế nhưng không run sợ trước bạo lực của quân thù, số cán bộ, đảng viên chưa bị bắt tiếp tục chắp nối liên lạc, củng cố lại phong trào cách mạng trong tỉnh, tìm cách liên lạc với Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kỳ, Bắc Kỳ, nhận chỉ thị, phương hướng đấu tranh mới. Và "ngôi nhà rơm" trên cồn cát ven biển của gia đình mẹ Tơm được chọn là nơi nuôi giấu cán bộ, in báo, in tài liệu, viết truyền đơn và các tài liệu của Đảng, của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nơi đây được coi là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Thanh Hóa lâm thời lúc bấy giờ.
Từ năm 1942 đến năm 1945, Trung ương chỉ định thành lập Ban Chấp hành Tỉnh ủy Thanh Hóa lâm thời gồm các đồng chí Lê Tất Đắc, Tố Hữu, Trịnh Ngọc Điệt, Đinh Chương Lân, Hoàng Tiến Trình, Hoàng Xung Phong, Đặng Văn Hỷ... Đồng chí Tố Hữu được phân công làm Tổng biên tập, viết và in báo "Đuổi giặc nước", dồng thời có hai lần giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, cùng Tỉnh ủy xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương chiến lược. Và "ngôi nhà rơm" trên cồn cát ven biển của gia đình mẹ Tơm được chọn là nơi nuôi giấu cán bộ, in báo, in tài liệu, viết truyền đơn và các tài liệu của Đảng, của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Nơi đây được coi là căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Thanh Hóa lâm thời lúc bấy giờ. Cũng tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng của Tỉnh ủy với sự tham gia của các đồng chí: Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Hoàng Tiến Trình... nhằm phát triển lực lượng vũ trang, tự vệ du kích, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.

Mẹ Tơm tên thật là Nguyễn Thị Quyển (sinh năm 1880 - mất năm 1953), ngôi nhà của mẹ xưa kia nằm ven đồi cát ở làng Hanh Cát, Hanh Cù (nay là thôn Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc). Gia đình mẹ rất nghèo, chồng và con kiếm sống bằng nghề cắt tóc, làm thuê nhưng lại giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt "người mẹ nghèo" cứ ngày ngày mang theo đôi quang gánh đi bộ lên chợ Diêm Phố (xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) để bán rau, bán củi kiếm tiền đong gạo nuôi cán bộ. Đôi quang gánh cũng là nơi cất giấu tài liệu, truyền đơn kêu gọi chiến đấu, chống sưu cao thuế nặng... Đêm về, bà lại ra cồn cát canh gác cho cán bộ hoạt động. Bà Quyển có hai người con trai đầu là đảng viên cộng sản, ngày ngày đi cắt tóc dạo để nuôi gia đình, tuyên truyền chống cường hào ác bá ở nông thôn, kêu gọi những người yêu nước chống lại kẻ thù. Sau này hai người đều bị địch bắt và tra tấn nhưng một mực không khai, giữ vững khí tiết người cộng sản.

Bà Quyển mất ngày 10/5/1953. Ghi nhớ công lao của gia đình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và bảo vệ cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, năm 1966, gia đình mẹ đã được tặng "Bằng có công với nước" và Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công". Tháng 9/2009, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định xếp hạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (mẹ Tơm) xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc là "Di tích lịch sử cách mạng".
MC Phương Liên trò chuyện cùng ông Vũ Ngọc Rỡ - Người trông coi Khu di tích lịch sử cách mạng Mẹ Tơm
Về Đa Lộc hôm nay, ngôi nhà rơm năm xưa không còn nữa, thay vào đó là ngôi nhà 3 gian được bài trí gọn gàng với ban thờ ở chính giữa. Nơi đây đang lưu giữ những hình ảnh, kỷ vật của một thời sục sôi cách mạng. Bài thơ "Mẹ Tơm" của nhà thơ Tố Hữu được in và treo trang trọng trong nhà.

Đặc biệt, gian nhà bên phải đặt bức tượng bán thân phác thảo hình ảnh mẹ Tơm do Hội Văn nghệ sĩ, nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trao tặng, giúp các thế hệ trẻ hôm nay có những hình dung cụ thể hơn về người mẹ anh hùng, bất khuất năm xưa.

Bức tượng phác thảo hình ảnh mẹ Tơm.
Năm 2010, được sự đồng ý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, chính quyền địa phương đã xây dựng nhà lưu niệm mẹ Tơm bằng sự hỗ trợ của Nhà nước và các con, cháu của mẹ. Công trình được hoàn thành năm 2011, với khu nhà 3 gian khang trang, tọa lạc trong khuôn viên khoảng 700m2. Năm 2022, khu lăng mộ mẹ Tơm nằm cạnh di tích cũng được các con, các cháu của mẹ tôn tạo lại khang trang, thoáng mát, với diện tích hơn 1.300m2.

Hằng năm, Khu di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm thu hút rất đông Nhân dân và du khách đến tham quan, trở thành "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương Đa Lộc. Truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, sẽ góp phần hun đúc, thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đa Lộc tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.