Về thăm di tích đặc biệt Đền Bà Triệu
Đền Bà Triệu là một trong những ngôi đền có lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh; nơi thể hiện tinh thần, khí phách không chịu khuất phục trước kẻ thù của người nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.
Tọa lạc tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu chỉ cách Quốc lộ 1A chừng vài chục mét nhưng bước chân qua Nghi môn ngoại, du khách có cảm giác lạc vào một không gian khác.

Sự trầm lắng, trang nghiêm của chốn thiêng và không gian thiên nhiên xanh mát với muôn sắc cỏ cây cùng tiếng chim ca khiến thời gian trôi chậm hơn một nhịp và con người như trút bỏ bớt nỗi lo toan cuộc sống.
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Trung Bộ truyền thống, với nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong rồi đến nghi môn trung, tả hữu mạc và tiền đường, trung đường, hậu cung và được đánh giá là một trong những di tích có cảnh quan, kiến trúc đẹp nhất xứ Thanh.

Chị Hồng Duyên, hướng dẫn viên tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu cho biết: "Đền Bà Triệu được xây dựng từ gần 2000 năm trước. Tiền đường chính là nơi lưu giữ được hệ thống 12 cột đá cổ, có từ triều Nguyễn và có khắc những câu đối bên trong. Những câu đối này có nội dung ca ngợi công lao to lớn, khí phách của Bà Triệu; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của quê hương Bà".
Hậu cung là công trình có địa thế cao nhất, dựa lưng vững chãi vào núi Gai, là công trình kiến trúc gỗ 3 gian 2 chái, hai tầng mái cong. Đặc biệt, ở đây có một số câu đối, đại tự có nội dung nêu gương sáng và ngợi ca công đức của Bà Triệu, nổi bật là bức đại tự "Thượng đẳng đại vương".

Bức đại tự "Thượng đẳng đại vương".
Nằm cách đền thờ chừng 500m về phía Tây là núi Tùng, nơi tọa lạc khu lăng, mộ Bà Triệu. Dạo bước qua nghi môn, trong tiếng gió xào xạc, hậu nhân nghiêm cẩn chắp tay vái lạy, thắp nén hương thơm cúi đầu thành kính trước 3 ngôi mộ nằm gần bên nhau dưới chân núi Tùng, ngay cạnh lối đi lên lăng tháp và mộ Vua Bà. Đây là những ngôi mộ thờ 3 anh em họ Lý: Lý Công Thành, Lý Công Hoằng, Lý Công Mỹ - những tùy tướng dũng mãnh, trung thành của Bà Triệu. Sau khi đắp mộ cho nữ chủ tướng trên đỉnh Tùng sơn, ba anh em nhà họ Lý nguyện giữ trọn lời thề trung thành, đã cùng nhau quyên sinh dưới chân núi Tùng, canh giữ đời đời cho nữ chủ.

Núi Tùng - nơi tọa lạc khu lăng mộ Bà Triệu.
Nằm trong cụm di tích đền Bà Triệu còn có đình làng Phú Điền - ngôi đình cổ mang đậm kiến trúc độc đáo, hiếm có của đồng bằng Bắc Bộ còn được lưu giữ khá nguyên vẹn. Tương truyền, từ thế kỷ thứ 3, sau khi Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng, dân làng đã xây dựng ngôi đình để thờ Bà và phong Bà là Thành hoàng làng.




Từ bao đời nay, tại không gian thiêng nơi thờ Bà Triệu, người dân Phú Điền đã duy trì tổ chức sinh hoạt văn hóa tâm linh theo phong tục truyền thống tự ngàn xưa. Đặc biệt, lễ hội Đền Bà Triệu diễn ra vào tháng 2 Âm lịch hàng năm luôn là ngày lễ trọng của Nhân dân trong làng.

Đến với Khu di tích quốc gia Đền Bà Triệu hôm nay ta vẫn nghe âm vang tiếng cồng lệnh từ ngàn xưa vọng về như nhắc nhớ về một dấu son chói lọi trong lịch sử dụng nước giữ nước của dân tộc Việt Nam, về tinh thần, ý chí bất khuất thà chết "cởi ách nô lệ cho dân chứ quyết không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta" của người nữ tướng anh hùng Triệu Thị Trinh.

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.