Việt Nam đứng số 1 Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế số
Theo báo cáo của Google công bố mới đây, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025.
Tổng giá trị hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng giá trị hàng hóa trong 2 năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 20% năm 2022. Những năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16-30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, năm 2023 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển nhanh hơn và tạo đà cho kinh tế phát triển. Đây cũng chính là thời điểm để Việt Nam xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới. Từ đó, giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường.
Xuất nhập khẩu sang Châu Âu và Châu Mỹ tăng mạnh
Theo Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ năm 2024 chứng kiến sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2023.
Giải pháp kết nối tự động phát hành hóa đơn điện tử
Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế. Đó là những yêu cầu Cục Thuế Thanh Hóa đặt ra tại hội nghị triển khai giải pháp kết nối tự động thực hiện phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán hàng kết nối với cơ quan thuế trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Kết nối thông tin, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Cùng với tập trung sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp Thanh Hóa rất chú trọng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại dịch vụ, kết nối giao thương, hợp tác đầu tư. Theo các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt để tìm hiểu thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm, mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Thạch Thành: Hiệu quả mô hình tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hội viên nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia vào tổ, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết giá trị, đem lại thu nhập cao.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp hơn 24.700 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
Từ nguồn thuế giá trị gia tăng từ nhập khẩu dầu thô và các thuế khác, năm 2024, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đóng góp ngân sách hơn 996 triệu USD, tương đương hơn 24.700 tỷ đồng.
Việt Nam đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics
Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi có thể tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực logistics; trong đó, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ là nhân tố chiến lược để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.