Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Một buổi khám, sàng lọc bệnh cho can, phạm nhân tại Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa. Hơn 500 can, phạm nhân đang bị giam giữ, cải tạo tại đây đã được các y, bác sĩ bệnh viện Phổi Thanh Hóa tiến hành chụp X-Quang phổi và làm các xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh lao, lao tiềm ẩn.
Những trường hợp phát hiện mắc bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn sức khỏe và tiến hành điều trị kịp thời; góp phần giảm lây nhiễm giữa các đối tượng trong Trại Tạm giam. Hoạt động này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành y tế, ngành công an đối với đời sống và sức khỏe của can, phạm nhân. Phạm nhân Nguyễn Văn Tuấn, trại Tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa chia sẻ:"Chúng tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã cho chúng tôi được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe như thế này".

Khám, chữa bệnh cho can, phạm nhân là một trong những hoạt động thiết thực, minh chứng rõ nét cho việc thực thi quyền con người tại Việt Nam. Đối với can, phạm nhân là những người đang bị hạn chế một số quyền công dân; song Đảng và Nhà nước ta luôn bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền con người cho những đối tượng này. Phạm nhân chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam được đối xử công bằng, nhân văn, được chăm lo về đời sống vật chất, đảm bảo về tinh thần; được tạo điều kiện để lao động, học tập, sớm hưởng khoan hồng. Thượng tá Tống Xuân Hảo, Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: trại tam giam đã làm tốt và đảm bảo các chế độ ăn ở, chế độ chính sách cho phạm nhân. Từ đó phạm nhân rất phấn khởi, cảm thấy yên tâm để cải tạo để sau này trở về tái hòa nhập cộng đồng thuận lợi hơn.
Bảo vệ quyền con người tại Việt Nam còn được thể hiện thông qua những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em. Việt Nam là một trong những quốc gia hoàn thành sớm Mục tiêu thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006 là sự khẳng định rõ ràng nhất, tập trung nhất nỗ lực và quyết tâm cao nhất của Việt Nam trong việc trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Tại Thanh Hóa, những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm cụ thể hóa mục tiêu bình đẳng giới trên địa bàn. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn địa điểm và xây dựng "Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh"; phát triển và nhân rộng nhiều mô hình Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Câu lạc bộ "Gia đình hạnh phúc, bình đẳng và không có bạo lực"... Trong lĩnh vực kinh tế, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án, đề án giảm nghèo bền vững, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp. Số doanh nghiệp do nữ giới lãnh đạo, điều hành ngày càng tăng, với hơn 600 hội viên tham gia Hội doanh nhân nữ tỉnh Thanh Hóa. Tại các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 27,5%, cho thấy khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị đang từng bước được giảm dần.

Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa
Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Phó trưởng Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp Hội làm tốt công tác tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, đặc biệt là tích cực chủ động trong tham mưu công tác cán bộ nữ cho cấp ủy, tổ chức các phong trào thi đua, thông qua đó để tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được vươn lên, vượt qua rào cản của chính mình, khẳng định mình và vươn lên vượt khó".
Có thể thấy, ở Việt Nam, đường lối, chủ trương và chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo đã vươn lên trở thành nền kinh tế trong tốp 4 của ASEAN và trong tốp 40 của thế giới. Cùng với những thành tựu trong xây dựng đất nước, Các quyền con người về dân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa ở Việt Nam được quy định rõ trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ năm 2013 đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, đáp ứng về cơ bản quyền con người mới, với hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong đó, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bình đẳng của các dân tộc; quyền sống, được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do đi lại và cư trú… của người dân được tôn trọng.

Nhìn lại cả quá trình phát triển của đất nước cho đến nay, ở bất cứ thời kỳ nào, trong khó khăn hay thuận lợi thì chăm lo cho người dân về mọi mặt vẫn luôn là ưu tiên cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ông Hơ Văn Dính, bản Cá Nọi, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa bày tỏ: "Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã luôn quan tâm, đầu tư các chương trình dự án kinh tế cho đồg bào dân tôc thiểu số, từ đó đời sống của đồng bào đã tốt hơn rất nhiều".
Ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Theo Báo cáo Phát triển Con người mới nhất của Liên hợp quốc, xếp hạng chỉ số phát triển con người của Việt Nam tiếp tục tăng từ 115 lên 107, và Việt Nam được xếp trong nhóm có chỉ số phát triển con người cao. Ngày 27/9 tại Geneve, Thụy Sỹ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã chính thức thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) chu kỳ IV. Đây chính là sự khẳng định của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu của Việt Nam trong việc thực thi các quyền con người.
Kỷ niệm 76 năm ngày Nhân quyền Thế giới - ngày ra đời Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền (10/12/1948 - 10/12/2024), Việt Nam tự hào là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, nỗ lực bảo đảm và thúc đẩy quyền con người cả trong nước và trên thế giới. Những nỗ lực đó góp phần nâng cao uy tín, vị thế của đất nước và là minh chứng bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc về vấn đề quyền con người ở Việt Nam.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025
Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.