Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo đầy đủ quyền con người
Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên, thời gian qua, với động cơ thiếu trong sáng, vẫn có một số tổ chức quốc tế cố tình đưa ra những báo cáo phiến diện nhằm xuyên tạc tình hình, phủ nhận các thành tựu trong bảo vệ và thực thi quyền con người ở Việt Nam. Đây rõ ràng là những luận điệu vô căn cứ, phản ánh không đúng thực tế tình hình của Việt Nam, cần phải lên án, đấu tranh và bác bỏ.
Cuối tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo nhân quyền năm 2023, trong đó tiếp tục đưa ra những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng "Việt Nam vi phạm nhân quyền"... Mới đây, trong Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn đưa ra những nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin chưa được kiểm chứng và không chính xác tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số tổ chức phi chính phủ do còn thiếu thông tin về kết quả thực hiện nhân quyền ở Việt Nam nên còn có những ý kiến thiếu thiện chí đối với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Một số tổ chức, hội nhóm khác thì luôn tìm mọi cách để xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thậm chí xem đó là phương thức tồn tại và hoạt động.
Trên thực tế, Việt Nam nhận thức sâu sắc quyền con người là giá trị chung của quốc gia, dân tộc. Vì thế tôn trọng, thực thi, bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuy Ngày Nhân quyền thế giới bắt đầu có từ 10/12/1948, nhưng quyền con người, quyền công dân của người dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hiến định tại Hiến pháp 1946 và tiếp tục ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền, Giảng viên khoa Lý luận Chính trị Luật, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Hiến pháp năm 2013 đã dành 21 Điều quy định về quyền con người, trong đó có những quyền là đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử lập hiến như là quyền sống, quyền sống trong môi trường trong lành, các quyền về văn hóa... Từ những quy định của Hiến pháp năm 2013, vấn đề quyền con người được cụ thể hóa trong các luật chuyên ngành. Tất cả các quy định trong Hiến pháp và luật chuyên ngành tạo nên một hệ thống pháp lý toàn diện để bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay".
Việt Nam là một trong những nước tích cực, chủ động tham gia vào hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người do Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác ban hành. Trong khi đó, Báo cáo nhân quyền năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra đánh thiếu khách quan rằng "Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet". Song, báo cáo trên đã phớt lờ sự thật rằng internet ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Internet có mặt ở mọi nơi, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tính đến đầu năm 2023, nước ta có gần 78 triệu người dùng internet, chiếm 79% dân số; có 70 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 71% dân số. Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Rõ ràng, internet ở Việt Nam đã "bùng nổ" mạnh mẽ, hoàn toàn không có việc "Việt Nam hạn chế nghiêm trọng tự do internet" như nội dung nêu trong Báo cáo nhân quyền năm 2023. Ông Vũ Đình Hà, Bí thư Chi bộ thôn Nam Thượng, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi thấy cơ bản các trang mạng được tiếp cận thuận lợi như các trang mạng uy tín của xã hội facebook, zalo đều được truy cập đảm bảo, không có sự ngăn cản về việc truy cập, tức là thông tin đối với Nhân dân, đối với con người, đặc biệt đối với cá nhân tôi thấy cơ bản là các quyền về truy cập thông tin được đảm bảo".
Một trong những nhận định về quyền con người ở Việt Nam cần lên án và phản bác đó là Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt.
Là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo với đời sống tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đằng, không phân biệt đối xử. Các quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện có 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54.000 chức sắc, trên 135.000 chức việc và gần 30.000 cơ sở thờ tự. Những con số này là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển tự do của các tôn giáo tại Việt Nam.
Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Thanh Hóa
Mặt khác, như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người". Chỉ trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng gần 50%, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ tăng cao nhất thế giới. Đặc biệt, năm 2023, kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng trên 5%, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3%. Hàng năm, Việt Nam dành trung bình khoảng 3% GDP cho bảo đảm an sinh xã hội.
Có một thực tế không thể phủ nhận là Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực và trên thế giới. Trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến phù hợp với ưu tiên của Việt Nam và quan tâm chung của thế giới, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ; nhân quyền hay quyền con người, quyền công dân đã được thực thi, được bảo đảm bằng Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Do đó, cần phải bác bỏ mọi luận điệu bôi đen, bịa đặt, xuyên tạc, thậm chí vu khống về tình hình thực thi nhân quyền ở Việt Nam.
Đảng bộ xã Quảng Hùng – 70 năm xây dựng và phát triển
Cách đây 70 năm, ngày 24/8/1954, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Quảng Xương, Chi bộ xã Quảng Hùng - tiền thân của Đảng bộ xã Quảng Hùng, thành phố Sầm Sơn ngày nay, được thành lập. Từ đây, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, phong trào cách mạng của địa phương ngày càng phát triển. Đặc biệt, từ khi đất nước hòa bình, thống nhất, Đảng bộ xã Quảng Hùng đã lãnh đạo Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực; góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đảng bộ huyện Quan Sơn nỗ lực làm nhà ở cho hộ nghèo
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025. Mục tiêu phấn đấu đến ngày 30/9/2025 toàn tỉnh có ít nhất 5.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Đây là một nhiệm vụ không dễ dàng, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là một huyện miền núi còn khó khăn, song Đảng bộ, chính quyền huyện Quan Sơn đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để có thể xây dựng, sửa chữa, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện.
Công bố cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện Như Xuân (2010 - 2020)
Sáng 21/8, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Lễ công bố cuốn sách Lịch sử Đảng bộ huyện, giai đoạn 2010 - 2020.
Vĩnh Lộc khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn
Sáng 21/8, Huyện ủy Vĩnh Lộc phối hợp với trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo chủ chốt huyện Vĩnh Lộc, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Khai trương trang thông tin đặc biệt về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng 20/8, báo Nhân Dân tổ chức Lễ khai trương trang thông tin đặc biệt "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng" và khai mạc triển lãm về cố Tổng Bí thư.
Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc tự phê bình, phê bình, vì mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên tắc hoạt động và là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng ta. Các thế lực thù địch luôn xuyên tạc, phủ nhận nguyên tắc này. Vì vậy, nhận diện đầy đủ để đấu tranh phản bác, phê phán các luận điệu xuyên tạc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự phê bình và phê bình là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Hội thảo khoa học quốc gia "55 năm Công an Nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh"
Đảng ủy Công an Trung ương vừa phối hợp với Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "55 năm Công an nhân dân thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh". Hội thảo là sự kiện có ý nghĩa, thể hiện sự tri ân sâu sắc công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; đồng thời khẳng định ý chí, quyết tâm mạnh mẽ kiên định thực hiện Di huấn của Người.
Cảnh giác luận điệu xuyên tạc Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Ngày 01/7 vừa qua, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Đây là Luật khẳng định tính pháp lý, vị trí, vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới. Tuy nhiên, cũng như đối với các Luật khác, các đối tượng thù địch, phản động không ngừng tung ra các luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc nội dung Luật này nhằm tạo dư luận xấu, chống phá Đảng, Nhà nước ta và chia rẽ đoàn kết trong Nhân dân.
Đảng bộ xã Quảng Ninh khắc phục khó khăn, xây dựng thành công xã Nông thôn mới nâng cao
Đầu năm 2024, xã Quảng Ninh, huyện Quảng Xương được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Có được thành công đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương; trong đó phải nói đến vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ xã Quảng Ninh và các Chi bộ cơ sở, tinh thần gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên và sự đồng thuận, tham gia tích cực của quần chúng Nhân dân.
Đảng bộ Cục thuế Thanh Hóa giành giải Nhất Cuộc thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - Cụm số 4
Ngày 15/8, các đội thi thuộc cụm số 4 đã hoàn thành Vòng thi cụm của cuộc thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.