Vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội trong năm 2023
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, năm 2023, chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục ưu tiên giải ngân nguồn vốn tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Những ngày giáp Tết nguyên đán Quý Mão 2023, không khí làm việc tại tất cả các điểm giao dịch xã, thị trấn của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa trở nên khẩn trương, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bởi đây là những phiên giao dịch tài chính cuối cùng của người nghèo trước thềm năm mới, kịp thời giải ngân nguồn vốn cho nhân dân đầu tư sản xuất.

Ngay từ sáng sớm, chị Nghĩa ở xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn đã đến điểm giao dịch xã để làm thủ tục vay vốn tín dụng chính sách theo chương hộ nghèo. Hôm nay, chị được giải ngân 20 triệu đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh trong năm mới 2023.

Chị Nguyễn Thị Nghĩa, xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Nguyễn Thị Nghĩa, xã Quảng Đại, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi cảm thấy rất phấn khởi, có 20 triệu được vay này tôi sẽ đầu tư chăn nuôi lợn gà để phát triển lên, cố gắng thoát hộ nghèo trong năm tới đây".
Trải qua những năm dài dịch bệnh, cơ sở sản xuất của gia đình chị Lan ở huyện Như Thanh gặp rất nhiều khó khăn. Được sự hướng dẫn của Ngân hàng chính sách xã hội, chị Lan vừa được giải ngân 100 triệu đồng nguồn vốn giải quyết việc làm để đầu tư trang trại chăn nuôi tổng hợp.

Đến hết năm 2022, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 12 nghìn tỷ đồng, với hơn 246 nghìn hộ đang vay vốn. Nguồn vốn đã giúp hàng chục nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, xây sửa nhà, mua nhà ở xã hội, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh.

Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng trên 10%, năm 2023, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục triển khai 22 chương trình tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trọng tâm là cho vay phục hồi kinh tế xã hội theo nghị quyết 11 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ lãi suất theo nghị định 36; cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay giải quyết việc làm. Tham mưu cho tỉnh rà soát, triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm đối với lao động mất việc, đảm bảo công tác an sinh xã hội. Đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Giám đốc ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2023 chi nhánh tỉnh tích cực chủ động tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện tốt chỉ thị 40 của Ban bí thư trung ương đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách, quan tâm bổ sung nguồn vốn từ ngân sách cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách, thứ 2, tăng cường phối hợp các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác triển khai các chương trình cho vay, hướng dẫn hồ sơ thủ tục nhanh chóng kịp thời".
Một mùa Xuân mới đang về. Mùa xuân năm nay, có rất nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh đã có cuộc sống sung túc, đầm ấm hơn, cuộc sống đổi thay nhờ các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội. Niềm vui, hạnh phúc của các gia đình, cũng chính là động lực to lớn để mỗi cán bộ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm mới 2023, góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới, phục hồi phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.


Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.