WHO kêu gọi châu Âu đầu tư nghiên cứu về hội chứng COVID kéo dài
Ngày 13/9, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước châu Âu coi trọng hội chứng COVID kéo dài -trong bối cảnh ít nhất 17 triệu người ở khu vực châu Âu đã trải qua hội chứng này trong 2 năm đầu tiên của đại dịch COVID-19.

Trong một tuyên bố, người phụ trách khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge nêu rõ: "Chính phủ và các đối tác y tế phải hợp tác để tìm ra giải pháp (cho hội chứng COVID kéo dài) dựa trên hoạt động nghiên cứu và bằng chứng".
Với dự báo hàng triệu người ở châu Âu có thể mắc hội chứng COVID kéo dài trong những năm tới, WHO kêu gọi các nước trong khu vực chú ý tới hội chứng hậu COVID-19 này, bằng cách gấp rút đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và hồi phục sức khỏe liên quan tới hội chứng này.
Theo kết quả một nghiên cứu quốc tế mới đây do Viện Đo lường và Đánh giá Y tế (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) thực hiện trong năm 2020 và 2021, số ca mới mắc hội chứng COVID kéo dài từ năm 2020 - 2021 đã tăng 307% do số ca mắc COVID-19 gia tăng từ cuối năm 2020 cho đến hết năm 2021. Nghiên cứu cho thấy, nữ giới mắc hội chứng COVID kéo dài nhiều hơn 2 lần so với nam giới. Ngoài ra, trong số các ca mắc COVID-19 thể nặng cần nhập viện, cứ trong 3 nữ có 1 người mắc COVID kéo dài, trong khi tỉ lệ này ở nam giới là 1/5.
Theo ông Kluge, các nước trong khu vực châu Âu cần phải thừa nhận rằng hội chứng COVID kéo dài là một vấn đề nghiêm trọng, gây ra hậu quả nghiêm trọng và do vậy, các nước châu Âu cần ứng phó nghiêm túc để ngăn chặn hội chứng này.
WHO định nghĩa hội chứng COVID kéo dài là một loạt các triệu chứng trong thời gian dài mà một số người đã trải qua sau khi mắc COVID-19. Những người mắc COVID kéo dài có thể gặp các vấn đề về thể lực lẫn trí lực, với các triệu chứng xảy ra trong khoảng thời gian khác nhau, như mệt mỏi, khó thở, bất thường về tim mạch, chứng đau nửa đầu, não "sương mù", trầm cảm và lo lắng,...
Tại Châu Á, Nhật Bản đặt mục tiêu dỡ bỏ giới hạn lượng du khách nhập cảnh hàng ngày vào cuối tháng 10 tới, trong bối cảnh đất nước "Mặt trời mọc" đang tìm cách vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 làm vắng bóng khách du lịch.
Ngoài việc dỡ bỏ giới hạn lượng người nhập cảnh, hiện ở mức 50.000 người/ngày, Chính phủ Nhật Bản dự kiến thảo luận việc cho phép du khách nước ngoài du lịch mà không cần hướng dẫn viên.
Đối với du lịch nội địa, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét khởi động lại chương trình trợ cấp trên toàn quốc, sớm nhất là vào cuối tháng 9 này, trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 đang có xu hướng giảm. Mỗi người du lịch được hỗ trợ 11.000 Yen (77 USD) cho một đêm lưu trú. Điều kiện được nhận hỗ trợ theo chương trình này là phải tiêm ít nhất 3 mũi vaccine ngừa COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo, nước này cần sẵn sàng cho kịch bản phải chống đỡ "nguy cơ kép", khi đợt bùng phát dịch COVID-19 có thể xảy ra cùng lúc với dịch cúm mùa vào mùa thu - đông năm nay. Theo dữ liệu mới nhất của Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc, trong khoảng thời gian từ ngày 28-8 đến ngày 3-9 vừa qua, cứ 1.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú thì có tới 4,7 người có các triệu chứng của cúm mùa, tăng so với 4 tuần trước đó.
Các chuyên gia y tế cho rằng, khi kịch bản này xảy ra, cần phải có một quy trình từ đầu đến cuối, để sẵn sàng phát hiện và điều trị bệnh, cũng như cân nhắc triển khai xét nghiệm PCR để xác định đồng thời bệnh cúm và COVID-19. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề nghị cơ quan chức năng lên kế hoạch tiêm chủng cả vaccine phòng COVID-19 và cúm mùa cùng lúc.

GDP của Nhật Bản tăng trưởng vượt kỳ vọng
Các chính sách kinh tế của Chính phủ Nhật Bản đang mang lại hiệu quả cao với việc tỷ lệ tăng trưởng Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2024 tiếp tục đạt mức tăng trưởng dương, khác với các dự báo bi quan trước đây.

Anh công bố chiến lược ứng phó thuế nhập khẩu của Mỹ
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này đã công bố một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép nước này, đồng thời giải quyết những thách thức từ việc Mỹ áp thuế đối với thép nhập khẩu.

Mỹ thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine trước ngày 20/4
Ngày 16/2, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách để các bên liên quan đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine trước ngày 20/4, tức Lễ Phục Sinh.

Cuộc đua giữa các công cụ tìm kiếm ứng dụng AI giữa các ông lớn công nghệ
OpenAI mới đây đã mở rộng quyền truy cập ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT Search cho tất cả người dùng mà không cần đăng nhập. Đây là động thái mới nhất của OpenAI nhằm cạnh tranh với Google trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm.

Nga cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên kết quả Chiến tranh Thế giới thứ hai
Ngày 10/2 trong bài phát biểu trực tuyến nhân Ngày Cán bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã khẳng định cam kết bảo vệ hòa bình dựa trên các kết quả pháp lý của Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Thái Lan đón 3,7 triệu lượt du khách nước ngoài trong tháng 1/2025
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố báo cáo cho biết, “xứ sở Chùa Vàng” đã chào đón 3,7 triệu lượt du khách nước ngoài tới tham quan trong tháng 1 năm nay, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Không khí lạnh kéo dài gây tuyết kỷ lục tại Nhật Bản
Từ ngày 3 - 9/2, một đợt không khí lạnh kéo dài đã khiến lượng tuyết rơi dày kỷ lục tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, buộc cơ quan khí tượng nước này phải đưa ra cảnh báo người dân chú ý đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hằng ngày.

Các quốc gia vùng Baltic tách khỏi lưới điện của Nga, đồng bộ với lưới điện EU
Vừa qua, Estonia, Latvia và Lithuania tuyên bố đã đồng bộ hóa với lưới điện của Liên minh châu Âu (EU), sau khi tách khỏi lưới điện của Nga trước đó một ngày. Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã hoan nghênh việc 3 nước Baltic này kết nối thành công với lưới điện châu Âu.

Tỷ phú Ai Cập đề xuất kế hoạch tái thiết Gaza trị giá 27 tỷ USD
Mới đây, Tỷ phú Ai Cập Hisham Talaat Moustafa đã đưa ra kế hoạch tái thiết trị giá 27 tỷ USD cho Dải Gaza, xem đây là giải pháp thay thế cho đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc di dời người Palestine khỏi vùng đất lịch sử này sang các quốc gia Hồi giáo-Arập khác.

Ấn Độ: Cháy lớn tại lễ hội tôn giáo lớn nhất hành tinh
Ngày 7/2, một đám cháy lớn đã bùng phát tại lễ hội Hindu Maha Kumbh Mela - lễ hội tôn giáo và văn hóa lớn nhất thế giới, đang diễn ra tại bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Rất may là không có thương vong nào xảy ra.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.