Xã Hoằng Trường phát triển kinh tế biển
Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hoằng Trường đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên các lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng và phát triển du lịch biển. Nhờ những hướng đi đúng đắn, sáng tạo, việc phát triển kinh tế biển trên địa bàn xã đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.
Việc đẩy mạnh hoạt động đánh bắt hải sản, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những giải pháp phát triển kinh tế biển đã được Đảng bộ xã Hoằng Trường xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Bởi vì, Hoằng Trường có bờ biển dài 4 km, 2 km đường sông, có cửa lạch chính là Lạch Trường và dãy núi Linh Trường, cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình. Với tiềm năng, lợi thế ấy, từ bao đời nay, Nhân dân xã Hoằng Trường đã sinh sống bằng ngành nghề chính là khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Từ năm 2020, thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các ban ngành đoàn thể xã đã tập trung tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinh tế biển theo đúng định hướng, nâng cấp phương tiện, ngư lưới cụ, bám các ngư trường khai thác; đảm bảo đầy đủ dụng cụ cứu hộ cứu nạn khi tham gia hoạt động khai thác trong mùa mưa bão. Ngư dân trong xã đã thực hiện cải hoán phương tiện tàu cá, thực hiện nghiêm các quy định về đánh bắt, khai thác thủy hải sản. Đến nay, hiệu quả khai thác, đánh bắt thủy hải sản của ngư dân trong xã được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là đối với những tàu đánh bắt xa bờ.
Toàn xã hiện có 501 phương tiện khai thác thuỷ sản. Trong đó, có 97 tàu khai thác xa bờ, 404 phương tiện khai thác gần bờ. Sản lượng khai thác năm 2022 đạt hơn 12.700 tấn bằng; giá trị khai thác ước đạt: 341 tỷ đồng, bằng 112,3% kế hoạch. Tính riêng trong quý 1/2023, giá trị khai thác thủy hải sản của xã đạt hơn 3000 tấn, với giá trị khoảng 138,8 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm. Phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ đang là thế mạnh của ngư dân xã Hoằng Trường so với các địa phương khác.

Cùng với khai thác hải sản, xã Hoằng Trường cũng chú trọng phát triển các cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó có chế biến sứa. Từ lâu, nghề đánh bắt sứa biển đã là nghề nổi tiếng của ngư dân Hoằng Trường. Những năm gần đây, nghề này phát triển hơn bởi nhu cầu thị trường ngày càng nhiều. Sứa biển sau khi đánh bắt về sẽ được ngư dân bán luôn cho các đầu mối thu mua tại cảng và đưa về các cơ sở chế biến. Trên địa bàn xã hiện có 20 cơ chế biến sứa, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động thời vụ.
Hiện nay, xã Hoằng Trường đang có định hướng xây dựng sản phẩm sứa thành thương hiệu OCOP của xã và phấn đấu được công nhận trong năm nay. Việc xây dựng sản phẩm OCOP sẽ giúp cho sản phẩm sứa được quảng bá, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm để vươn xa đến những thị trường có giá trị cao hơn.

Cùng với việc đánh bắt hải sản và phát triển dịch vụ chế biến, nghề nuôi trồng hải sản cũng được phát triển theo quy mô từ nhỏ đến lớn như: nuôi hàu, nuôi ngao, cải tạo ao đìa tự nhiên để nuôi tôm, cua, xã Hoằng Trường đã triển khai các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, Hội Nông dân xã đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đưa 100% diện tích nuôi trồng thủy sản vào nuôi đa con, đa canh và đa thời vụ, trong đó chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Hoằng Trường đạt 12 ha. Công tác chăm sóc và nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái được quan tâm. Sản lượng nuôi trồng năm 2022 đạt hơn 600 tấn, giá trị ước đạt 25,5 tỷ đồng.
Với những cơ chế, chính sách của huyện và của xã, người dân đã có ý thức hơn trong việc lựa chọn con giống, cải tạo đầm nuôi và có trách nhiệm giữ gìn môi trường chung, nên năng suất qua mỗi vụ thu hoạch đều tăng. Ngoài ra, các hộ nuôi còn mạnh dạn đầu tư, áp dụng mô hình nuôi khép kín, sử dụng công nghệ sục khí liên hoàn, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Các mô hình nuôi tôm trong ao bạt ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được nhân rộng.

Đón đầu các chủ trương, chính sách của huyện và xã, gia đình ông Trương Đình Long ở thôn Linh Trường đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng 8 nhà bạt với tổng diện tích 2 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình ứng dụng công nghệ cao. Mỗi năm, gia đình ông thu được gần 4 tỷ đồng từ nuôi tôm thẻ chân trắng, tạo việc làm ổn định cho 12 lao động với mức lương hơn 10 triệu đồng/1 người/1 tháng.
Là xã vùng biển của huyện Hoằng Hóa, thuộc khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, xã Hoằng Trường cũng có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch biển. Với vị trí địa lý có núi, sông, lạch, biển hội tụ dãy núi Linh Trường tiếp nối với núi Ngọc Chuế kéo dài đến Mũi Hòn Bò, cửa biển Lạch Trường, tạo cho nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gắn liền với những chiến tích lịch sử chói lọi qua các thời kỳ lịch sử. Nhận thấy tiềm năng du lịch lớn từ khu vực này, nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư vào du lịch của Hoằng Trường. Tại đây đã hình thành các điểm thăm quan, du lịch nổi tiếng như: Công viên văn hóa du lịch tâm linh Lạch Trường, Tượng đài lão quân Hoằng Trường anh hùng, hoặc leo núi Linh Trường, đi tàu cao tốc dọc sông Lạch Trường, khám phá vẻ đẹp của bãi biển Hải Tiến, Hòn Sụp, Đảo Nẹ …

Phát triển du lịch biển cũng là giải pháp mang tính tổng hợp nhằm hỗ trợ người dân địa phương có thêm các loại hình dịch vụ, ổn định đời sống, phát triển kinh tế, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vùng biển, tạo bước phát triển mới để du lịch ngày càng khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Có thể thấy, trong nửa nhiệm kỳ qua, với sự quyết tâm cao cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân, kinh tế biển đã góp phần mang lại nhiều đổi thay cho xã Hoằng Trường. Để phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, Đảng bộ xã Hoằng Trường xác định trong các năm tới kinh tế biển vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn để ưu tiên đầu tư, phát triển, gắn với phát triển du lịch, dịch vụ, đóng góp vào sự phát triển chung huyện Hoằng Hóa cũng như của tỉnh.

Dự báo thị trường thép khởi sắc nửa cuối năm
Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo thị trường thép nội địa có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2025 khi có tín hiệu khả quan từ những chính sách khơi thông thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Khuyến nghị doanh nghiệp tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu tôm
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, thời gian tới, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ chững lại so với những tháng trước do nhiều đơn hàng đã đi sớm trong thời gian hoãn thuế đối ứng. Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến ngày 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng 7, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Kinh tế Việt Nam vững vàng trong năm 2025 và 2026
Kinh tế Việt Nam sẽ vững vàng trong năm 2025 và năm 2026. Đây là dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á vừa công bố mới đây.

Khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng – Nghi Sơn
Chiều ngày 25/7, tại Cảng quốc tế Nghi Sơn, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công ty CP Tập đoàn MACSTAR tổ chức lễ khai trương tuyến vận tải container ven biển Hải Phòng - Nghi Sơn.

Ổn định lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
Tính đến tháng 7, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt trên 247 nghìn tỷ đồng, tăng trên 8% so với cuối năm 2024. Đáng chú ý, tín dụng tiếp tục hướng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo nguồn cung cho thị trường
Từ đầu năm đến nay, thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc với nhiều loại mặt hàng tăng giá. Đây là tín hiệu vui, đồng thời là cơ hội giúp các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo nguồn cung cho thị trường.

Hơn 15.600 hộ dân được vay vốn chương trình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn
Thực hiện Quyết định số 31/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn hộ gia đình không thuộc hộ nghèo ở các địa phương vùng khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất.

Hơn 58.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất, kinh doanh
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7 đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng thông qua các chương trình ưu dãi, lãi suất cho vay hợp lý, đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Gần 31,6 triệu tấn hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn
6 tháng đầu năm 2025, khối lượng hàng hóa xếp dỡ qua cảng Nghi Sơn đạt gần 31,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ. Kết quả này tiếp tục khẳng định vai trò của cảng Nghi Sơn là trung tâm logistics quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng xuất nhập khẩu của Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.