Xã Thành Lâm phát triển cây Sói rừng cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch
Những năm gần đây, hàng chục hộ dân ở xã Thành Lâm, huyện Bá Thước đã phát huy lợi thế về khí hậu, đất vườn, đất rừng để phát triển trồng cây Sói rừng, nhằm tăng thu nhập, cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch cộng đồng.
Cuối năm 2021, gia đình anh Lò Văn Phán, ở thôn Bầm, xã Thành Lâm được Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng" của Viện Môi trường và Phát triển bền vững hỗ trợ trồng hơn 14.000 giống gốc cây Sói rừng. Nguồn giống gốc được lấy từ trong rừng cộng đồng của xã Thành Lâm, thuộc vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và mua từ một số tỉnh ở phía Bắc.

Bên cạnh đó, anh Lò Văn Phán được Dự án hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Sói rừng, tiêu chuẩn hom giống, hạt giống, điều kiện làm vườn ươm, cắt hom và xử lý hom, cách pha thuốc kích thích để hom rễ; kỹ thuật nhân giống từ hạt, xử lý hạt giống, gieo hạt trên luống, trên bầu, lượng nước tưới, bón phân, làm cỏ, quản lý sâu bệnh, đảo bầu; tiêu chẩn cây xuất vườn từ hom và hạt.
Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên giống cây Sói rừng của gia đình anh Phán sinh trưởng và phát triển tốt, đã bán cây giống cho các hộ dân cam kết tham gia trồng cây Sói rừng trên địa bàn xã; ngoài ra, anh Lò Văn Phán còn tạo việc làm, thu nhập ổn định cho một số người dân trong thôn.
Anh Lò Văn Phán, thôn Bầm, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước
Xã Thành Lâm, huyện Bá Thước có trên 98% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, nằm trong vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, có nhiều loài thảo dược và có thể trồng được nhiều loài dược liệu dưới tán rừng để làm bài thuốc gia truyền chữa các loại bệnh từ cây rừng tự nhiên, trong đó có cây Sói rừng.
Cây Sói rừng còn gọi tên khác là Sói nhẵn, chè rừng, chè dại, là cây thuốc bản địa của người dân ở vùng đồi, núi rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Hiện có 2 loài họ Hoa Sói là Sói đứng và Sói rừng, trong đó Sói đứng chiếm đa số, người dân ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thường dùng lá chè nấu nước uống và làm men rượu.

Theo Y học cổ truyền, cây Sói rừng có vị đắng, tính ấm, dùng để kháng khuẩn, tiêu viêm, hoạt huyết, trừ phong thấp. Dân gian thường dùng cây Sói rừng để chữa các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, đau nhức xương khớp, gãy xương. Ngâm rượu cây sói rừng uống chữa tức ngực, đau nhức xương khớp; toàn cây trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều và viêm phổi. Lá Sói rừng trị ho, giã đắp chữa rắn cắn.
Trong y học hiện đại, cây Sói rừng chữa trị bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi, gan, tuyến tụy, trực tràng, cuống họng, bệnh bạch cầu và các khối u ác tính khác… Ngoài ra, cây Sói rừng còn có công dụng điều trị bệnh giảm tiểu cầu, kháng khuẩn, Tụ cầu vàng gây bệnh viêm da, mũi và các chủng vi khuẩn kháng thuốc; giảm viêm nhiễm và giảm bệnh nặng do virus, như virus cúm AH1N1; hỗ trợ điều trị Hội chứng tổn thương phổi cấp tính (ALI) hoặc Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS); điều chỉnh miễn dịch và chống viêm…
Ngoài ra, cây Sói rừng là làm cây thuốc, làm chè uống, ăn quả, làm cây cảnh và các giá trị khác. Cây Sói rừng cho tinh dầu mùi hương độc đáo có thể sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm…Thời gian trồng cho đến khi thu hái là 2 năm, giá thu mua cả cây Sói rừng khô trên thị trường khoảng 90.000 đồng/1kg.

Để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây Sói rừng, Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP - GEF), Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) đã phối hợp với UBND huyện Bá Thước triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch ở cộng đồng người Thái tại xã Thành Lâm". Mục tiêu của Dự án là xây dựng vườn cây giống gốc Sói rừng năng suất, chất lượng trên 3.000 cây, từ 3 đến 4 năm tuổi; phấn đấu có 50 hộ dân trên địa bàn xã Thành Lâm đăng ký tham gia trồng 21.500 cây Sói rừng, với diện tích 1,5 ha đất vườn rừng, đất vườn nhà. Hiện có 28 hộ dân ở các thôn Bầm, Leo, Đôn đã tham gia trồng cây Sói rừng, các hộ dân được Dự án hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, bón phân, làm cỏ, tưới nước; kỹ thuật nhân giống cây Sói rừng.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Khánh, Trường Đại học Dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền
Việc triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch cộng đồng người Thái, xã Thành Lâm" không chỉ bảo tồn loài cây thuốc bản địa mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.

Hiện huyện Bá Thước chỉ đạo xã Thành Lâm tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển, mở rộng diện tích trồng cây Sói rừng; đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các sản phẩm chế biến từ cây Sói rừng để đăng ký sản phẩm OCOP; đặc biệt là và trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch ở khu Pù Luông.

Chàng trai Lê Minh Cương và hành trình xây dựng Tương ớt sạch Spico
Trong thời đại hiện nay, khi tinh thần khởi nghiệp đang lan tỏa trong giới trẻ, nhiều thanh niên đã dám nghĩ dám làm, vươn lên từ hai bàn tay trắng để gây dựng sự nghiệp. Trong số đó, Lê Minh Cương - chàng thanh niên sinh năm 1992, ở phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa là một tấm gương điển hình với hành trình khởi nghiệp đầy thử thách nhưng cũng tràn đầy khát vọng để xây dựng nên thương hiệu Tương ớt sạch Spico.

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước
Thực hiện chủ trương xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số và đạt được nhiểu kết quả quan trọng trong quá trình thực hiện và giải quyết công việc chuyên môn tại đơn vị.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 02/04/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Hàm Rồng – ký ức bi tráng
Hàm Rồng - địa danh đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đi qua Hàm Rồng có thể nhìn thấy con đê bên bờ Nam, chạy từ đầu cầu xuống đến làng Nam Ngạn. Đây là một đoạn đê xung yếu của dòng sông Mã. Trong những trận chiến khốc liệt, đoạn đê này đã chịu không biết bao nhiêu trận bom đạn của giặc Mỹ dội xuống. Ngày 14/6/1972, trong lúc 2.000 giáo sinh trường Sư phạm 7+3, y sinh trường Y và giáo viên của thị xã Thanh Hóa đang đắp đê, máy bay Mỹ đã trút bom xuống đoạn đê này làm 64 thầy cô giáo và học sinh của 2 trường hy sinh và gần 200 người bị thương. Sự hy sinh của các anh, các chị ở tuổi đôi mươi đã góp phần bảo vệ cầu Hàm Rồng, đê sông Mã làm nên chiến thắng Hàm Rồng oanh liệt.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 26/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đông Yên xây dựng thành công xã nông thôn mới nâng cao
Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2016, xã Đông Yên, thành phố Thanh Hóa tiếp tục nâng cấp các tiêu chí làm bước đệm để thực hiện xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu. Với sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng thuận của Nhân dân, xã Đông Yên đã khoác lên mình diện mạo mới, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp và chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây không ngừng được cải thiện.

Hiệu quả từ Camera với an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", những năm qua, thành phố Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, trong đó có mô hình "Camera với an ninh - trật tự" được xem là "tai mắt", "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Công an trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.

Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 19/03/2025
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.

Đảng bộ xã Đông Quang, dấu ấn một nhiệm kỳ trên chặng đường đổi mới
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Đông Quang đã phát huy truyền thống đoàn kết, từng bước vượt qua những khó khăn thách thức, tranh thủ mọi nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX đề ra, góp phần làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương Đông Quang.

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tiến tới kỷ niệm ngày Hàm Rồng chiến thắng
Tiến tới kỷ niệm 60 năm ngày Hàm Rồng chiến thắng 3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung chỉnh trang, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn phường Hàm Rồng và vùng lân cận nhằm mang lại một diện mạo mới cho một địa danh lịch sử mang tên "Hàm Rồng anh hùng".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.