Xây dựng chính quyền điện tử gắn với chuyển đổi số
Xác định chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Với mục tiêu xây dựng mô hình "3 không" gồm: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công; Không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, đến nay, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống đã có bước đột phá quan trọng ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính. Lãnh đạo, cán bộ từ xã đến thôn đã thay đổi nhận thức, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử. Tại bộ phận một cửa, địa phương đã tổ chức công khai, niên yết 240 thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử để nhân dân biết, thuận tiện trong quá trình giao dịch. Tỷ lệ văn bản đến và văn bản đi của xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản có tính mật) đạt 100%. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết đạt 100%, số hồ sơ giải quyết trước hạn đạt 87,5%.... Nhờ đó, việc giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự chuyển biến rõ nét.


Ông Lê Anh Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Anh Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương đã đầu tư trang thiết bị, máy móc để đáp ứng yêu cầu công tác chuyển đổi số. Tạo điều kiện cho cán bộ công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, qua đó cán bộ công chức đã đáp ứng yêu cầu, người dân không cần đi lại".
Không chỉ ở Tượng Văn, hiện nay công tác chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Nông Cống đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc. Điểm nổi bật đó là thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quóc gia. Đây được xem là yếu tố then chốt để đẩy nhanh các bước trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Hiện nay, 100% các đơn vị đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, cán bộ, công chức được trang bị máy tính, các xã, thị trấn được đầu tư nâng cấp hạ tầng, kết nối mạng Internet, tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên 99%. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện từng bước ứng dụng công nghệ số đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, mở rộng thị trường; ứng dụng nhiều phương thức kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề mới.


Ông Đỗ Xuân Thuận, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đỗ Xuân Thuận, Phó Chánh văn phòng UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Huyện Nông Cống từng bước ứng dụng chuyển đỏi số, phối hợp với các đơn vị tổ chức trang thiết bị máy móc... đáp ứng yêu cầu, tổ chức tập huấn trên hệ thống thông tin để thực hiện hành chính công".
Với mục tiêu "lấy người dân làm trung tâm phục vụ", huyện Như Thanh đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới, áp dụng phần mềm dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện cũng như tại các xã, thị trấn. Đa số người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính đều được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện. Số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện đang được niêm yết là 247 thủ tục, tại cấp xã, thị trấn là 220 thủ tục. Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cũng được rút ngắn so với trước kia. Bên cạnh đó, huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, mạng cáp quang băng thông rộng triển khai rộng khắp đến 100% trung tâm các xã, thị trấn, tới hầu hết các thôn, bản. Hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống phòng họp không giấy tờ hoạt động ổn định, hiệu quả. 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định) được thực hiện trên môi trường mạng. Huyện Như Thanh đang phấn đấu đến năm 2024 có 100% xã, thị trấn trên địa bàn hoàn thành chuyển đổi số theo bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.


Ông Lục Đại Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lục Đại Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Long, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Địa phương đã triển khai và đạt được nhiều kết quả, 100% người dân đã được tuyên truyền và ứng dụng vào hành chính công, tạo lập dịch vụ trực tuyến. Chúng tôi thấy người dân, đơn vị đồng tình và công tác này đã đi vào cuộc sống".

Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Huyện Như Thanh quan tâm đến vấn đề này vì chúng tôi nhận thức đây là nhiệm vụ quan trong để thúc đẩy kinh tế xã hội. Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền , tập huấn và huy động nguồn lực , phát huy vai trò người đứng đầu phát huy tốt trong công tác chuyển đổi số, thúc đẩy các doanh nghiệp thanh toán thuế qua trực tuyến".
Để đảm bảo công tác chuyển đổi số gắn với xây dựng chính quyền điện tử, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các thiết bị đảm bảo an toàn thông tin, 100% các cơ quan, đơn vị đều có hạ tầng mạng LAN, kết nối internet đảm bảo thông suốt, an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên môi trường mạng. Cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh đã được tập huấn để sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quá trình làm việc, chuyển dần từ làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử. Việc trao đổi và xử lý hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các cơ quan cũng được thực hiện trên nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh, đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành và phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Cải cách hành chính là một trong nhiệm vụ chính, do đó chúng tôi triển khai các giải pháp thực hiện chuyển đổi số là khâu then chốt để phục vụ người dân và doanh nghiệp... Từ đó người dân và doanh nghiệp làm việc thuận lợi hơn".
Có thể khẳng định, chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền điện tử đã giúp cho hoạt động quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền được nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian xử lý công việc và phục vụ người dân hiệu quả hơn. Sự nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử của các địa phương sẽ tạo ra nền tảng vững chắc để Thanh Hóa xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong phát triển lâm nghiệp
Bằng nhiều giải pháp và hướng đi phù hợp, kinh tế lâm nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có bước phát triển tích cực. Việc lựa chọn nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong lâm nghiệp được đẩy mạnh nhằm nâng cao giá trị rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng.

60% doanh nghiệp Việt Nam không được trang bị đủ giải pháp bảo mật
Theo đại diện Tập đoàn công nghệ Bkav, mỗi ngày, có hàng triệu mẫu virus mới xuất hiện và những thiệt hại do mã độc gây ra rất khủng khiếp. Nhưng tại Việt Nam, có tới 60% doanh nghiệp không được trang bị giải pháp bảo mật đủ mạnh để bảo mật.

Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng hiệu quả sản xuất
Bên cạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ mới, các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật cũng được các doanh nghiệp trong tỉnh chú trọng. Hoạt động này những năm gần đây ngày càng đi vào thực chất, khi những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị ứng dụng cao, phục vụ tích cực cho quá trình hoạt động sản xuất và làm lợi cho doanh nghiệp.

Tăng cường quản lý Nhà nước về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Cùng với việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý Nhà nước về việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, nhằm nâng cao hiệu quả, tính ứng dụng của các nhiệm vụ KH&CN sau khi được nghiệm thu vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2025
Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức trao giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2025.

Đề xuất ưu tiên phát triển công nghệ chiến lược lĩnh vực hạt nhân
Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi gồm 12 chương, 73 điều (giảm 19 điều tương ứng với hơn 20% số điều so với Luật năm 2008). Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nguyên tử, đặc biệt là công nghệ chiến lược.

Internet di động Việt Nam lần đầu tiên vào top 20 thế giới
Tốc độ Internet di động tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh lên 144 Mbps, gần bằng mạng cố định và lần đầu vào top 20 thế giới.

Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và VNPT Thanh Hóa hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số
Chiều ngày 24/3, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Viễn thông Thanh Hóa (VNPT) đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030.

Tổ công nghệ số cộng đồng - lan tỏa chuyển đổi số đến toàn dân
Chuyển đổi số phải bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm để thực hiện. Trên hành trình đó, tổ công nghệ số cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng công nghệ số theo cách đơn giản, xuất phát từ nhu cầu tự nhiên, tạo ra giá trị thiết thực đối với người dân, qua đó góp phần lan tỏa chuyển đổi số đến toàn dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng nông sản
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới tư duy trong sản xuất, nhiều hộ kinh doanh, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, cho hiệu quả kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.