Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, tri thức - trí tuệ được xem là nguồn tài nguyên vô giá. Đảng ta xác định, khoa học và công nghệ là khâu đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ chính là lực lượng nòng cốt, là nền tảng để góp phần khẳng định vị thế, vai trò của khoa học và công nghệ. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đầu tư nhằm xây dựng đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ “vừa hồng vừa chuyên”, đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Những năm qua, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Ánh Dương, Thành Phố Thanh Hóa đã trực tiếp nghiên cứu, chế tạo ra máy in mạch điện, máy khắc xung, máy điều chế vàng, máy khử khí độc... Đặc biệt, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tư đã chế tạo máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí. Đây là loại máy sấy tĩnh, có thể sử dụng sấy đa dạng các chủng loại sản phẩm, tính chất sinh học, hương vị, màu sắc, hình dáng của sản phẩm được giữ lại ở mức cao, tiết kiệm điện năng. Sản phẩm này cũng đã đạt Giải thưởng Khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2023. Với nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tư vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là 1 trong 10 trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Ánh Dương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH Quảng cáo Ánh Dương, Thành Phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "5 năm gắn bó với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ, Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông, kỹ sư Nguyễn Thị Hảo, Phòng kiểm định chất lượng đã không ngừng nỗ lực cùng với đồng nghiệp có nhiều hoạt động nghiên cứu, tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng. Đặc biệt, nắm bắt được xu hướng của thị trường, hiện nay, chị và các đồng nghiệp đang tập trung vào nghiên cứu sản phẩm theo hướng nông nghiệp tuần hoàn hướng đến nông nghiệp xanh, nông sản sạch và ứng dụng vi sinh vật bản địa".
Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông là 1 doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Nhận thức được vai trò quan trọng của Khoa học công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp, Công ty luôn coi trọng đến hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để trở thành thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng. Vì vậy, thời gian qua, Công ty đã tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học. Qua đó nhiều đề tài, dự án nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn cao đã triển khai trong thực tiễn sản xuất, đem lại lợi ích cho công ty và người tiêu dùng. Hiện nay, Tiến Nông là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng tại Việt Nam với gần 120 sản phẩm.

Kỹ sư Nguyễn Thị Hảo, Phòng KĐCL, TT NC &PTKHCN, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Bản thân tôi - một người nghiên cứu khoa hoc, ngoài kiến thức chuyên môn vững vàng, cần tinh thần học hỏi, sáng tạo và đổi mới không ngừng. Bên cạnh đó, tính kiên nhẫn, kiên trì trong nghiên cứu khoa học rất quan trọng. Và cần giữ gìn đạo đức nghề nghiệp cũng như tính trung thực".

Anh Nguyễn Viết Giang, Phó Giám đốc phụ trách TTNC KH&CN, Công ty CPCông nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa
Anh Nguyễn Viết Giang, Phó Giám đốc phụ trách TTNC KH&CN, Công ty CPCông nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi có những chính sách đào tạo, khuyến khích phát triển cũng như hỗ trợ để các bạn tỏa sáng trong lĩnh vực, công việc đã chọn, phát triển chuyên môn, tạo ra nhiều giá trị cho sản phẩm cho công tý, giúp ích cho bà con sử dụng, đạt được giá trị kinh tế tốt nhất".
Đến nay, đội ngũ trí thức của Thanh Hóa có trên 236.000 người hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh có 38 tổ chức khoa học và công nghệ, 31 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 1 chi nhánh doanh nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh ngoài, với trên 4.000 cán bộ, viên chức trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai các hoạt động khoa học công nghệ. Trong đó đã hình thành một số nhóm chuyên gia Khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghệ thông tin. Trong 10 năm trở lại đây, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Thanh Hóa đã thực hiện trên 400 nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ góp phần giải quyết nhiều yêu cầu bức thiết của xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nhằm xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, ngày 6/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 27 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 27, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Chương trình hành động; Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức phù hợp với thực tiễn của địa phương, đơn vị. Để tạo điều kiện thuận lợi để trí thức hoạt động, phát triển và phát huy vai trò của mình trong nghiên cứu khoa học, trong lao động sáng tạo và cống hiến, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chất lượng cao cho tỉnh. Đồng thời, tỉnh chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cũng đã triển khai thực hiện nhiều đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển đội ngũ trí thức, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức phát huy vai trò, năng lực.

Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức tỉnh nhà, những năm qua, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, Liên hiêp hội đã chủ động phối hợp tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành và triển khai "Quy chế tiếp xúc, gặp gỡ, tham vấn và đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá", "Quy chế xét chọn, tôn vinh danh hiệu trí thức Khoa học và Công nghệ tiêu biểu tỉnh Thanh Hoá"…


Ông Phạm Kim Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa
Ông Phạm Kim Tân, Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa cho biết: "Hằng năm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tham mưu cho tỉnh, thành lập Hội đồng xét chọn cấp tỉnh, đồng thời, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến đội ngũ tri thức cở các cơ quan đơn vị ban ngành, doanh nghiệp để tôn vinh trí thức cấp tỉnh 2 năm 1 lần. Ngoài ra, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức tôn vinh trí trức có đóng góp xuất sắc trong hệ thống Liên hiệp Hội mỗi năm".
Có thể khẳng định, đội ngũ trí thức nghiên cứu khoa học thuộc tất cả các lĩnh vực đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại và đã có sự trưởng thành về nhiều mặt. Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong những năm qua đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh có bước tăng trưởng khá. Năm 2024, chỉ số GRDP của Thanh Hoá đạt 12,16%, vượt kế hoạch và đứng thứ 2 cả nước; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 10,87%.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.

Việt Nam sắp có Trung tâm Dữ liệu siêu lớn
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức khởi công Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm dữ liệu có quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.