Đường dây nóng: 0237 3721150

Xây dựng mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, hướng tới xuất khẩu, những năm gần đây, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa đã phối hợp với các chủ thể sản xuất cấp mã số vùng trồng nhằm theo dõi, kiểm soát quá trình sản xuất, chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc để nông sản được xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

Thanh Tâm - Đức Anh

29/10/2024 10:04

Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm hiện có 37 ha trồng thanh long và vải ngọc được cấp mã vùng trồng. Năm 2023, sản phẩm vải ngọc của công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Vương Quốc Anh; giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so quả vải truyền thống.

Xây dựng  mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Hồ Gươm - Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi được cấp mã số vùng trồng, chúng tôi tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chế độ, quy trình chăm sóc, được thị trường nội địa, xuất khẩu đánh giá cao. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng mã số vùng trồng cho cây bơ và cây xoài."

Tại huyện Yên Định, từ năm 2021 đến nay, việc xây dựng mã số cho các vùng trồng ớt được triển khai tại các xã Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Định Hưng, Định Hòa, Định Liên, thị trấn Yên Lâm và thị trấn Quý Lộc. Toàn huyện đã có hơn 125 ha trồng ớt được cấp mã số vùng trồng, với 625 hộ dân tham gia; hầu hết sản lượng ớt của địa phương được xuất khẩu đi thị trường Malaysia và Trung Quốc.

Xây dựng  mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu- Ảnh 2.

Ông Lưu Tài Sáng, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Ông Lưu Tài Sáng, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong quá trình thực hiện theo mã số vùng trồng sẽ đảm bảo tính thời vụ do sản xuất vùng tập trung, đồng bộ, do đó hàng hóa ổn định, khắc phục tình trạng được mùa mất giá.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã cấp và duy trì được 80 mã số vùng trồng xuất khẩu, với tổng diện tích trên 655 ha, gồm các loại cây trồng như: ớt, lúa, bưởi, vải, thanh long, khoai lang, chuối, mít.

Ðể được cấp mã số vùng trồng, người dân phải áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào quá trình canh tác, quản lý, giảm thiểu sinh vật gây hại; có sổ nhật ký đồng ruộng, ghi chép đầy đủ mọi tác động lên cây trồng trong một vụ sản xuất, được cấp phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của nước nhập khẩu…Tuy nhiên, số lượng mã số vùng trồng của Thanh Hóa vẫn còn ít, chưa tương xứng với so với tiềm năng, lợi thế, quy mô sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Xây dựng  mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu- Ảnh 3.

Ông Đỗ Văn Dũng, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật nội địa - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa

Ông Đỗ Văn Dũng, Trạm trưởng Trạm kiểm dịch thực vật nội địa - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cho biết, Chi cục sẽ tiếp tục rà soát, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức, cá nhân để mở rộng diện tích cấp mã số vùng trồng, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu để xuất khẩu, giám sát các điều kiện để luôn duy trì mã số đã được chứng nhận.

Để đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng, thời gian tới, các địa phương trong tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của mã số vùng trồng; hướng dẫn nông dân tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, theo dõi, giám sát và xử lý các loại sâu bệnh. 

Xây dựng  mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu- Ảnh 4.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã cần tổ chức liên kết chuỗi sản xuất thực chất từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói, xử lý kiểm dịch thực vật và tiêu thụ nông sản, để kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

Nguồn: Bản tin THNM/ TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp

08:40 , 02/07/2025

Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

08:36 , 02/07/2025

Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

08:33 , 02/07/2025

6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững

09:27 , 01/07/2025

Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng

09:23 , 01/07/2025

Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

09:20 , 01/07/2025

Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh

09:18 , 01/07/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng

09:16 , 01/07/2025

Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực

09:11 , 01/07/2025

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7

09:10 , 01/07/2025

Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.