Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô
Nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống như: giâm hom, gieo hạt. Thời gian qua, để nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng trồng, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng nhiều mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng các giống keo lai nuôi cấy mô ở một số huyện miền núi, góp phần tăng năng suất, chất lượng rừng trồng.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là tổng hợp những kỹ thuật được sử dụng để duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng trên môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng với những thành phần đã xác định. Với công nghệ này sẽ tạo ra những giống cây trồng được trẻ hóa, khỏe, sạch bệnh. Giống cây nuôi cấy mô được tạo ra với số lượng lớn, có độ đồng đều cao và giữ nguyên vẹn đặc tính sinh học của cây bố mẹ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phòng phân tích và thí nghiệm - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức nghiên cứu, triển khai và ứng dụng quy trình nuôi cấy mô cây Keo lai.
Để có những cây giống đồng đều, đảm bảo chất lượng bằng phương pháp nuôi cấy mô thì khâu chọn cây mẹ để làm nguyên liệu nhân giống đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, đội ngũ kỹ thuật viên tại Viện nông nghiêp Thanh Hóa đã chọn những chồi Keo khỏe mạnh và không có sâu bệnh để làm giống nuôi cấy. Vật liệu nuôi cấy mô cây keo lai ban đầu là các chồi dài 10 - 15 cm được lấy từ cây mẹ 6 tháng đến 1 năm tuổi vào buổi sáng các ngày nắng, sau đó được rửa sạch bằng nước cất vô trùng và cồn 70% trong 30 giây. Mẫu nuôi cấy mô được nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm từ 10- 25 độ C, ánh sáng được duy trì từ 10 - 12h, đảm bảo độ thoáng khí cho mẫu phát triển. Giống cây keo lai nuôi cấy mô được nuôi dưỡng và tăng trưởng trong ống nghiệm cho đến lúc đủ tiêu chuẩn về chiều cao, rễ lá phát triển hoàn chỉnh sẽ được đưa ra ngoài vườn ươm tiến hành giâm hom ngoài thực địa. Do được áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nên khi đưa ra trồng rừng, cây keo lai ít bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ sống đạt 100%.

Bà Hồ Thị Quyên, Kỹ thuật viên phòng Phân tích thí nghiệm, Viện nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Các kỹ thuật viên tuân thủ các quy trình trong phòng thí nghiệm, các thao tác tỷ mỷ, cẩn thận, cho ra các cây giống chất lượng".
Cây Keo lai được xác định là một trong những cây trồng chủ lực mũi nhọn được ưu tiên trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, với mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng tạo nguồn nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, gắn mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Keo lai nuôi cấy mô khi trồng ngoài thực địa, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, thân thường lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã. Với các đặc tính ưu việt này, giống keo lai nuôi cấy mô đang được Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa ươm trồng hàng năm khoảng 3 triệu cây, chiếm 50% thị phần cây giống ra thị trường.

Ông Nguyễn Duy Sỹ, Giám đốc Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa
Ông Nguyễn Duy Sỹ, Giám đốc Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Để sản xuất được cây giống mầm nuôi cấy mô, các đơn vị phải nhập được bình gốc đảm bảo chất lượng, khi đưa về nuôi cấy phải chọn được những cây chồi khoẻ mạnh và phải đủ thời gian cây ở môi trường tự nhiên để cây có sức đề kháng tốt, đem lại tỷ lệ sống cao".
Năm 2021, khi Viện Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai dự án, gia đình anh Vi Văn Hoan ở thôn Hợp Tiến, xã Thanh Tân, huyện Như Xuân đã đăng ký trồng toàn bộ 10 ha rừng sản xuất bằng giống keo lai nuôi cấy mô. Quá trình trồng keo, gia đình anh được hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn quy trình kỹ thuật. So sánh với diện tích trồng bằng giống keo Úc ươm hạt trồng cùng thời điểm, diện tích trồng rừng bằng keo lai nuôi cấy mô cho sinh khối gỗ tăng cao hơn nhiều.
Anh Vi Đại Hoan, Thôn Hợp Tiến, xã Thanh Tân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi thấy giống keo mô sinh trưởng, phát triển tốt, thời gian thu hoạch khối lượng gần gấp đôi cây keo thường".

Mỗi năm, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu trồng mới 10 nghìn ha rừng và trên 7 triệu cây phân tán. Các địa phương và Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh cần khoảng 22 triệu cây giống để thực hiện trồng rừng theo kế hoạch. Tại các huyện Như Thanh và Như Xuân, từ năm 2021, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng 8 mô hình trồng rừng gỗ lớn gồm các giống keo lai mô AH1, AH 7, TB1 và keo lá tràm mô. Tổng diện tích 110 ha với 50 hộ tham gia trồng rừng. Qua khảo sát, keo lai cấy mô cho sản lượng gỗ đạt từ 200 - 250m3 gỗ/ha, trong khi năng suất của Keo Lai giâm hom chỉ đạt từ 130 - 150m3/ha. Với chi phí đầu tư trồng là tương đương nhưng về hiệu quả kinh tế thì trồng rừng Keo Lai cấy mô đạt từ 160 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn 100 triệu đồng so với rừng Keo Lai giâm hom.

Ông Lương Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây rất tốt, hạn chế được sâu bệnh. Tới đây, chúng tôi sẽ tuyên truyền cho bà con Nhân dân chuyển sang trồng cây keo cấy mô để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo".

Tiến sỹ Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng- Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Tiến sỹ Nguyễn Trọng Quyền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ cây trồng- Viện Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tham mưu để phát triển nguồn giống tốt ở các vườn ươm để cung ứng trên địa bàn. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng giống tốt để phát triển kinh tế rừng".
Hiện nay, Thanh Hóa đang duy trì ổn định 56 nghìn hécta rừng kinh doanh gỗ lớn. Trong đó, cây keo chiếm 70%. Ngoài cho sinh khối gỗ tăng cao trong cùng một chu kỳ sinh trưởng, việc sử dụng keo nuôi cấy mô giúp người dân thực hiện có hiệu quả mô hình chuyển hóa rừng keo kinh doanh gỗ lớn khi kéo dài chu kỳ thâm canh. Thay vì thu hoạch sau 4 đến 5 năm trồng, nếu kéo dài đến 7-8 năm, keo nuôi cấy mô sẽ có tổng trữ lượng rừng bình quân dự kiến đạt từ 250m3-330m3 trên 1 ha, doanh thu bình quân đạt 300- 350 triệu đồng/1 ha, gấp đôi so với hai chu kỳ rừng gỗ nhỏ. Vì vậy, cùng với xây dựng những mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đang tăng cường nghiên cứu, hướng đến chủ động nguồn giống tại chỗ để phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân.

Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp
Theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các trí thức, nhà khoa học có nhiều nghiên cứu đổi mới công nghệ, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ban hành Kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ vận hành chính quyền 2 cấp
Trong quá trình chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là yếu tố quan trọng để các xã phường vận hành thông suốt ngay sau khi đi vào vận hành chính thức.

Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp
Sở khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và Công ty Cổ phần Misa tổ chức hội nghị “Ứng dụng AI giúp gia tăng năng suất cho doanh nghiệp”.

Đảm bảo hệ thống thông tin, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới
Chiều 24/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai giải pháp thực hiện rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng và các sở, ngành liên quan.

Vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo Robotics năm 2025
Ngày 23/6, tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp, Tỉnh đoàn Thanh Hoá đã phối hợp cùng Công ty TNHH Học viện STEM tổ chức vòng chung kết “Cuộc thi Sáng tạo Robotics” lần thứ nhất năm 2025.

Áp dụng bộ đề sát hạch lái xe mới cho tất cả các kỳ thi từ 1/9
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch từ ngành giao thông nay là ngành xây dựng, Cục Cảnh sát giao thông đã soạn thảo, xây dựng nội dung chương trình sát hạch mới với 600 câu hỏi. Bộ đề này sẽ chính thức áp dụng ở tất cả các kỳ thi sát hạch lái xe từ ngày 1/9 tới đây.

Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhằm phá vỡ các rào cản kìm hãm sự phát triển của hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 193 của Quốc hội đã chủ trương thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chủ trương này đã và đang được các tổ chức Khoa học Công nghệ, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.

Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam tin vào Trí tuệ nhân tạo (AI) thuộc nhóm cao nhất thế giới
Theo Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Microsoft, 95% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam tự tin đưa các tác nhân AI vào nhóm làm việc trong vòng 12 đến 18 tháng tới, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.