Xây dựng Nông thôn mới - Kiến tạo những vùng quê đáng sống
Năm 2023, dưới sự lãnh, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của các ban, bộ, ngành và sự hợp tác, chia sẻ của các tỉnh, thành bạn, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê đáng sống.
Năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đối với việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng; yêu cầu của Bộ tiêu chí Nông thôn mới cao hơn rất nhiều cả về số lượng nội dung và mức độ đạt chuẩn so với giai đoạn trước. Song dưới sự lãnh, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh, sự nỗ lực của các cấp các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của các ban, bộ, ngành và sự hợp tác, chia sẻ của các tỉnh, thành bạn, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Số lượng xã nông thôn mới nâng cao đạt và vượt 150% kế hoạch; số lượng sản phẩm OCOP đạt và vượt 130% kế hoạch. Số lượng xã đạt chuẩn của tỉnh thuộc top đầu cả nước. Nhiều mô hình kiểu mẫu trong xây dựng nông thôn mới được Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị xã hội triển khai và nhân rộng. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu được nâng lên. Sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân đã góp phần tạo dựng nên những miền quê đáng sống.
Căn cứ vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã được Trung ương giao, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành trực tiếp Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) làm cơ sở cho các địa phương, đơn vị thực hiện. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, qua đó nâng cao nhận thức về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện chương trình. Các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân được hỗ trợ, đã tạo động lực quan trọng khuyến khích các địa phương đẩy mạnh thực hiện chương trình. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các ban, ngành, đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở đã thực sự vào cuộc, tăng cường phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội dung liên quan đến chương trình.
Điển hình như Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", khu dân cư "sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn" của MTTQ; Tỉnh đoàn với phong trào "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới"; các cấp Hội Phụ nữ đã phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện các tiêu chí " 5 không 3 sạch",' 5 có 3 sạch". Hội Nông dân với các mô hình tổ tự quản về bảo vệ môi trường; Hội Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Các ban, sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác hàng năm, đã triển khai thực hiện nhiều nội dung, hoạt động tập huấn, tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP….
Bà Hà Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để lan tỏa phong trào phụ nữ xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội lựa chọn nội dung, đăng ký với cấp ủy chính quyền các cái nội dung phù hợp để tổ chức thực hiện xây dựng mô hình như mô hình "5 không 3 sạch", nhà sạch vườn mẫu, nhà sạch vườn đẹp, hàng rào đường hoa phụ nữ, biến rác thải thành tiền, chuồng xa nhà... đến nay tất cả các cơ sở hội đều đã xây dựng được các mô hình và đi vào hoạt động duy trì bền vững".
Các huyện, xã trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy nguồn lực tại chỗ, tranh thủ tốt nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng Nông thôn mới. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của người dân và Nhân dân được hưởng thụ những thành quả từ chương trình mang lại. Đặc biệt, người dân cũng thể hiện vai trò chủ thể của mình trong việc đóng góp tiền của, công sức để xây dựng Nông thôn mới, với tổng kinh phí đóng góp năm 2023 gần 930 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng nguồn lực của Chương trình.
Nhiều phong trào thi đua có sức lan tỏa sâu rộng, nhất là phong trào "chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào hiến đất, hiến công trình để mở rộng đường giao thông nông thôn và xây dựng các thiết chế văn hóa công cộng đã có sức lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều địa phương trong tỉnh. Một số địa phương đã ban hành chủ trương về hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn. Điển hình như: Ban chấp hành Đảng bộ huyện Triệu Sơn ban hành Nghị Quyết số 12 ngày 22/7/2022 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn; Ban Thường vụ Huyện ủy Hà Trung ban hành Nghị quyết số 13 ngày 2/2/2023 về tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy đối với vận động Nhân dân hiến đất, để mở rộng đường giao thông nông thôn; Huyện ủy Thiệu Hóa phát động phong trào "Nhân dân tham gia đóng góp, nâng cấp mở rộng đường giao thông nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh"…
Ông Nguyễn Ngọc Hiểu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: "Có rất nhiều các tập thể, cá nhân, hộ gia đình thực hiện theo mô hình của cán bộ đảng viên tự nguyện hiến đất để mở rộng các tuyến đường đảm bảo theo các tiêu chuẩn, cũng rất nhiều hộ gia đình, cá nhân tự nguyện tháo dỡ nhiều công trình, từ nhà ở và một số công trình đảm bảo sinh hoạt khác. Thời gian vừa qua trên bàn huyện phong trào này cũng đã được triển khai đồng bộ diện rộng ở trên tất cả các xã thị trấn". Ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch UBND xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương cũng cho biết: "Đến nay đã có trên 500 hộ đã tham gia hiến đất để mở rộng đường giao thông, bộ mặt nông thôn của xã Quảng Hòa hết sức khang trang, các phương tiện cơ giới, xe ô tô đi lại rất thuận lợi. Có thể nói đây là một trong những điều đáng mừng, là tiền đề để Quảng Hòa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao trong 2024".
Theo số liệu thống kê của Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2021 đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hiến gần 1.500.000 m2 (khoảng 150 ha đất), cùng với đó, người dân đã di dời, phá dỡ khoảng 650 nhà ở dân cư; phá dỡ hơn 2.400 công trình như: tường rào, cổng nhà, sân, vườn… để xây dựng nông thôn mới. Để lan tỏa phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền, vận động được các địa phương đặc biệt quan tâm, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc hiến đất mở đường, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân và gia đình.
Nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết, Kế hoạch chuyên đề; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên... Đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trong phong trào hiến đất, đóng góp tiền của chung sức xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như hộ gia đình gia đình ông Quản Văn Dũng, trưởng thôn Quản Xá, xã Thiệu Hợp huyện Thiệu Hóa; gia đình ông Phạm Sỹ Giới, thôn Hiền Đông, xã Quảng Lưu; gia đình bà Nguyễn Thị Phớt ở thôn Hòa Trinh, xã Quảng Định, huyện Quảng Xương; gia đình ông Lê Quang Hòa, thôn Thạch Khê Tiên, xã Đông Khê, gia đình ông Phan Xuân Thịnh, thôn 5 xã Đông Minh, gia đình ông Phạm Ngọc Giới, trưởng thôn Phú Bình, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn… Mỗi hộ gia đình đã hiến từ 100 đến vài trăm m2 đất cùng các công trình phụ, thậm chí có hộ đóng góp hàng tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn.
Ông Pham Ngọc Giới, Trưởng thôn Phú Bình, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn cho biết: "Người cán bộ đảng viên phải quyết tâm làm thế nào xây dựng nông thôn mới, để đạt được các cái chỉ tiêu từ tỉnh đến huyện giao cho. Nhìn lại đời sống của Nhân dân khi mở rộng đường giao thông, xây dựng nông thôn mới thì thấy là nông thôn có nhiều thay đổi và biến chuyển rất tốt". Ông Lê Quang Hòa, hội viên Hội Cựu chiến binh thôn Thạch Khê Tiên, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn cũng phấn khởi cho biết: "Trước đây thì đường xá đi lại có khoảng 1m thôi, dân đi lại rất khó khăn, nhưng từ khi hiến đất làm đường thì dân đi lại rất dễ dàng, xe cộ vào ra rất thuận tiện, đường xá rộng rãi khang trang sạch đẹp".
Năm 2023, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên 4.583 km đường giao thông nông thôn; 1.368 km giao thông nội đồng; 156 km kênh mương và rãnh thoát nước; 129 công trình thủy lợi; 1.096 phòng học các cấp; 523 km đường điện, 102 trạm biến áp; 71 nhà văn hóa - khu thể thao xã, 420 nhà văn hóa - khu thể thao thôn; 27 chợ nông thôn, 01 trung tâm dịch vụ thương mại; 41 trạm y tế xã; 15 công trình công sở xã; 38 công trình cấp nước sinh hoạt; 47 công trình xử lý, bãi chứa rác thải tập trung; xây dựng mới và chỉnh trang trên 15.900 nhà ở dân cư.
Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, việc thực hiện Chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2023 đến nay tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện.
Trong năm 2023 và Quý I năm 2024, toàn tỉnh có thêm 01 đơn vị cấp huyện, 17 xã và 17 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã và 173 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 187 sản phẩm được công nhận OCOP. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/ xã.
Kết quả đến nay, Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có 363 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 717 thôn bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 97 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Công tác chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới đã mang lại kết quả tích cực, 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được xử lý trên môi trường mạng, vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu đến năm 2025. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 23 thôn thông minh thuộc các xã nông thôn mới kiểu mẫu; có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số.
Ông Lê Văn Tư, Trưởng Thôn Kim Sơn, xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa cho biết: "Trong khi xây dựng thôn thông minh, chúng tôi đã phát huy tối đa vấn đề về mạng internet. Trên các trục đường ngõ ngách chúng tôi đều lắp hệ thống camera an ninh, camera quan sát quản lý về đất đai, về nông nghiệp, quản lý về cơ sở sản xuất, nghề mộc, hàng tạp hóa, an ninh trật tự về môi trường đều được phát huy tối đa". Ông Mai Văn Kỳ, Bí thư Chi bộ thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa cũng cho biết: "Sau khi xây dựng thôn thông minh, chúng tôi cảm thấy thuận tiện trong công tác điều hành thôn hay điện sáng, hệ thống camera an ninh, tuyên truyền điện tử, công tác thông tin tuyên truyền trên loa thì chỉ cần một chiếc điện thoại là chúng tôi có thể điều hành được. Ngoài ra chúng tôi cũng đã có nhóm zalo của thôn, cho nên có công việc gì của thôn, chúng tôi đưa thông tin lên nhóm, hiện nay tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của thôn khoảng 76% có tài khoản ngân hàng và đang hướng tới người dân thực hiện các thanh toán không sử dụng tiền mặt".
Các chính sách phát triển nông nghiệp đi kèm với các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã giúp các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng quy mô lớn, tập trung; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tính đến hết năm 2023, Thanh Hóa đã tích tụ được gần 50.000 ha đất nông nghiệp, trong đó riêng năm 2023, tích tụ tập trung hơn 7,1 nghìn ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; chuyển đổi hơn 2,4 nghìn ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên 82.000 ha. Giá trị bình quân 1 ha trồng trọt đạt 120 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng/1 ha so với năm 2022. Nhiều diện tích công nghệ cao đạt từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/ha/năm.
Chương trình OCOP tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo, đến nay, Thanh Hóa có 479 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm được tăng cường thực hiện. Phần lớn các sản phẩm OCOP đều được quảng bá, giới thiệu trên các sàn thương mại điện tử. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2023 đạt trên 46,3 triệu đồng, tăng trên 3,4 triệu đồng so với năm 2022; tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 còn 3,53%, giảm 1,46% so với năm 2022.
Tính đến hết năm 2023, Thanh Hóa có 442 xã có cơ sở vật chất văn hóa, thể thao; 365 xã đạt tiêu chí về văn hóa; 3.698 thôn, bản có Nhà Văn hoá - Khu Thể thao. Có thêm 7 Di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn được quan tâm, đẩy mạnh.
Giáo dục tiếp tục được các ngành, các địa phương quan tâm, chú trọng, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được tăng cường, người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng, thuận lợi hơn.
Việc bảo vệ và xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh - sạch - đẹp, an toàn được các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Các hoạt động cải tạo cảnh quan môi trường, trồng hoa, cây xanh dọc hai bên đường, trong khu dân cư được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó tạo nên những làng quê trù phú, tươi đẹp, những không gian đáng sống ở tất cả các vùng miền trong tỉnh. Bà Lương Thị Hạnh, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã có sức lan tỏa rất lớn trong hệ thống chính trị nói chung và Nhân dân các dân tộc huyện nhà, làm thay đổi về tư tưởng, bộ mặt của nông thôn khang trang hơn và ý thức của người dân cũng tốt hơn".
Trong xây dựng Nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh cũng rất chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, phát huy được tinh thần dân chủ, đoàn kết. Cùng với đó, công tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được tăng cường, góp phần đem đến bình yên cho cuộc sống của người dân.
Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới thời gian qua đã khẳng định nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là sự chênh lệch về nông thôn mới giữa các vùng miền khá lớn. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh đạt 78,06%, trong đó vùng đồng bằng đạt trên 98%, miền núi mới đạt 41,1%; hiện có tới 94% (96/102 số xã) chưa đạt chuẩn nông thôn mới tập trung ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.
Theo kế hoạch, 9 tháng còn lại của năm 2024: Thanh Hóa sẽ có thêm 01 huyện, 15 xã và 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 02 huyện và 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 105 sản phẩm OCOP được công nhận.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Thanh Hóa cho biết: "Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, toàn diện, tạo nền tảng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Chính vì vậy nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới của tỉnh là nhanh chóng thay đổi rõ nét khu vực nông thôn, sự thay đổi này không chỉ về phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp mà còn là sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, khát vọng vươn lên của mỗi người dân trong xây dựng nông thôn mới trên tinh thần là đoàn kết, tương thân tương ái, trách nhiệm cao với cộng đồng, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc, tham gia tích cực các cái phong trào thi đua và giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn để nâng cao cái đời sống vật chất tinh thần cho người dân, từ đó kiến tạo xây dựng khu vực nông thôn trở thành biển quê đáng sống và là nơi để chúng ta trở về".
Chương trình xây dựng nông thôn mới trên vùng đất xứ Thanh đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Kết quả nông thôn mới hôm nay là sự nỗ lực, chủ động vào cuộc, phát huy được vai trò của các cấp lãnh đạo, người đứng đầu, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành; có sự chung tay, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.
Bức tranh Nông thôn mới của Thanh Hóa mỗi năm sẽ có thêm nhiều gam màu tươi sáng hơn, tạo ra diện mạo mới, sức sống mới và nhân lên những vùng quê đáng sống, hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Góp phần sớm đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh giàu đẹp, văn minh và sớm trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.