Xây dựng thương hiệu sản phẩm bánh lá Hà Lai
Từ sản phẩm bánh lá truyền thống, các hộ dân trên địa bàn xã Hà Lai, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng thành công sản phẩm đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh. Thương hiệu bánh lá Hà Lai đang ngày càng phát triển rộng rãi trên thị trường cả nước, mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ dân, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cơ sở sản xuất bánh lá Huệ Quyên của gia đình bà Khuất Thị Quyên, thôn Phú Thọ, xã Hà Lai, huyện Hà Trung đã duy trì nghề qua nhiều thế hệ. Nếu như trước đây, cơ sở chỉ sản xuất khoảng 10 nghìn chiếc bánh mỗi tháng, thìtừ khi đạt chuẩn OCOP, số lượng đã tăng lên hơn 30.000 chiếc. Bánh được sản xuất theo đơn đặt hàng, phục vụ nhu cầu của khách với giá dao động từ 3- 5 nghìn đồng/chiếc. Bà Khuất Thị Quyên cho biết: "Từ khi bánh lá của chúng tôi được tiêu chuẩn OCOP 4 sao, cơ cơ sở chúng tôi và công nhân ở đây rất tự hào. Từ bánh lá đã nâng cao thu nhập cho người dân. Chúng tôi vào Nam, ra Hà Nội, được rất nhiều nơi người ta đặt".
Nhiều năm trước đây, món bánh lá truyền thống này chủ yếu được người dân xã Hà Lai làm trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, giỗ chạp… Năm 2020, được lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hà Lai đã vận động các hộ sản xuất bánh lá tham gia vào hợp tác xã.
Theo đó, hợp tác xã đã đứng ra liên kết với các hộ dân để sản xuất lúa Xi 23 trên diện tích 60 ha và trồng lá dong 8,5 ha, để chủ động nguyên liệu làm bánh. Đồng thời, ký hợp đồng với các cơ sở giết mổ trong huyện lấy nguồn thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho các cơ sở làm bánh. Hợp tác xã cũng quản lý chặt khâu sản xuất của từng cơ sở làm bánh; tín chấp cho các hộ vay vốn ngân hàng đầu tư mua lò hấp bánh, máy hút chân không đóng gói sản phẩm.
Bên cạnh đó, hợp tác xã đã thiết kế nhãn mác, bao bì đẹp mắt, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Bà Nguyễn Thị Lý, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Hà Lai, huyện Hà Trung cho biết thêm: "Tới đây, Hợp tác xã tiếp tục đấu mối với các nhà hàng, siêu thị đưa sản phẩm vào chuỗi cửa hàng sạch. Hiện nay bánh lá Hà Lai đã liên kết được đưa vào 5 cửa hàng sạch thành phố và các tỉnh lân cận. Tới đây sẽ đưa vào các chuỗi siêu thị".
Đến nay, trên địa bàn xã Hà Lai đã có hơn 10 cơ sở sản xuất thường xuyên quy mô lớn mang thương hiệu bánh lá Hà Lai, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Năm 2022, tổng doanh thu từ sản phẩm bánh lá Hà Lai đạt gần 6 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho gần 200 lao động địa phương.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.
Đẩy mạnh thu mua và chế biến sắn nguyên liệu
Bước vào vụ thu hoạch và chế biến sắn niên vụ 2024 – 2025, thị trường tiêu thụ tinh bột sắn gặp nhiều khó khăn, giá giảm mạnh. Song các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn thu mua sắn nguyên liệu với giá hợp lý, hài hòa giữa lợi ích của người trồng sắn với nhà máy.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.