Xuất khẩu hàng hóa nỗ lực vượt khó
Ba tháng đầu năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa ước đạt trên 939 triệu USD giảm 20,6% so với cùng kỳ và bằng 17,1% so với kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế thế giới phục hồi chậm, cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ tại nhiều quốc gia đã làm nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường lớn suy giảm mạnh. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của tỉnh phải linh hoạt ứng phó, lấy lại đà tăng trưởng trong quý II.
Quý 1/2023, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Thanh Hóa là dệt may, da giày đều gặp nhiều khó khăn do đơn hàng và đơn giá giảm mạnh. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may, có tới 70% doanh nghiệp hội viên bị thiếu đơn hàng và phải chật vật tìm các phương án duy trì sản xuất, giữ chân người lao động. Tình hình khó khăn trong xuất khẩu dệt may được dự báo sẽ chưa thể kết thúc sớm.

Với nhóm hàng nông, thủy sản, dù chưa lấy lại đà tăng trưởng nhưng đã có dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong quý II và quý III/2023. Tại Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu Nông sản Việt, sau khoảng thời gian xuất khẩu chững lại do thị trường thế giới biến động, từ tháng 2 và đặc biệt là tháng 3 năm 2023, xuất khẩu của đơn vị đã khởi sắc do thị trường được kết nối trở lại. Đáng chú ý, các thị trường lớn từ khu vực Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức gia tăng tiêu thụ. 3 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã xuất khẩu được trên 3.000 tấn nông sản các loại, đạt 30% kế hoạch năm và vượt 5% so với kế hoạch đề ra trong quý I. Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu nông sản Việt cho biết thêm đến thời điểm này nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn khởi sắc, hàng tồn kho đã tiêu thụ hết, tỷ giá ổn định, vận tải và logictic giảm nhiệt, khách quay trở lại nhập hàng là tín hiệu rất tốt để các đơn vị tăng công suất xuất khẩu. Quý II nhận định thị trường khởi sắc hơn, sức mua dồi dào hơn.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, xuất khẩu hàng hóa năm 2023 tuy rất khó khăn, nhưng không phải là không có cơ hội nếu doanh nghiệp biết khai thác tốt thị trường, và tận dụng thị trường ngách để nâng cao sản lượng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến của thị trường, có các giải pháp ứng phó linh hoạt đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc điều hành Công ty xuất nhập khẩu gỗ Trường Sơn cho rằng trong bối cảnh giá thị trường xuất khẩu giảm thì buộc phải làm việc lại với các đối tác cung cấp để mỗi khâu, mỗi công đoạn tiết giảm chi phí, mục tiêu cuối cùng là vẫn giữ được sản lượng xuất khẩu ra thị trường thế giới vì nếu không hàng hóa sẽ ùn ứ lại cả chuỗi.
Ngành Công thương Thanh Hóa nhận định, khó khăn về thị trường xuất khẩu còn kéo dài, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ lực, các thị trường lớn. Do đó, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành, các đơn vị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, nắm bắt tín hiệu phục hồi của từng ngành hàng, từng thị trường để thúc đẩy xuất khẩu trong quý II, bù đắp cho sự sụt giảm của quý I, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2023.

144.600 tỷ đồng cho vay lĩnh vực thương mại – dịch vụ
Để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn phát triển thương mại dịch vụ, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ trong tiếp cận vốn vay, hạ lãi suất cho vay, giữ lãi suất cho vay ở mức ổn định, nâng hạn mức cho vay đối với khách hàng đủ điều kiện.

Đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Chính phủ đề xuất cắt giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư đối với loại hình nhà ở xã hội. Điều này được doanh nghiệp và cả người dân mong đợi, nhất là bối cảnh nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.

Hậu Lộc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp
Thời gian qua huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2025, huyện Hậu Lộc có 37 doanh nghiệp thành lập mới. Việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động tại địa phương.

Thành phố Thanh Hóa thành lập mới 401 doanh nghiệp
4 tháng đầu năm 2025, Thành phố Thanh Hóa đã thành lập mới 401 doanh nghiệp, đạt 25,87% kế hoạch năm, bằng 127,3% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 30 tháng 4, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố là 10.237 doanh nghiệp, chiếm khoảng 45% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh.

Điện năng thương phẩm tháng 4 tăng 13,4% so với cùng kỳ
Theo thống kê từ Sở Công Thương, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tháng 4 năm 2025 đạt khoảng 1,43 tỷ kWh, tăng 1,05% so với cùng kỳ và tăng 18,9% so với tháng trước. Đáng chú ý, điện năng thương phẩm tháng 4 đạt khảng 728,7 triệu kWh, tăng 13,4% so với cùng kỳ.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.