ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Xung đột thương mại Mỹ-Trung mở thêm cơ hội cho hàng Việt vào Hoa Kỳ

Xung đột thương mại Mỹ-Trung nảy sinh nhiều thách thức nhưng cũng tạo thêm các cơ hội cho công tác xuất khẩu của Việt Nam.

15/10/2018 14:19

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng. Cùng với đó, Bộ Công Thương cần đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc…

Sức ép cạnh tranh rất lớn

Nhận định từ Bộ Công Thương cho thấy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Việt Nam. Trong đó, cơ hội được tạo ra là khi hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn tại thị trường Mỹ sẽ tạo cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Mặt khác, ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại này sẽ khiến Trung Quốc tìm cách xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Cuộc chiến thương mại giữa hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu buộc phải giảm chi phí, giảm giá thành.
Cuộc chiến thương mại giữa hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu buộc phải giảm chi phí, giảm giá thành.

Theo Chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) TP Hà Nội, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo ra cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng hoá. Trong đó, một điều có thể nhận thấy rõ, thách thức cạnh tranh đặt ra rất lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chính là hàng hóa của Trung Quốc và Mỹ khi có nhiều thế mạnh sẽ đi tìm các thị trường mới, trong đó có thị trường Việt Nam.

“Thách thức lớn nhất về xuất khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh hai cường quốc kinh tế lớn có xung đột về thương mại, đó là việc cả hai quốc gia này cùng giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh. Khi đó, những mặt hàng cùng chủng loại của Việt Nam muốn xuất khẩu buộc phải giảm chi phí, giảm giá thành. Sức ép cạnh tranh của sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ càng mạnh hơn nếu các nhà xuất khẩu không đẩy mạnh được năng suất cũng như chất lượng sản phẩm”, ông Phú nói.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại này, theo ông Phú các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế khi nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, nhất là từ Mỹ khi nguồn nguyên liệu này khó xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ chuyển hướng đến thị trường Việt Nam với mức giá giảm hơn, kéo theo cơ hội giảm giá thành của sản xuất sản phẩm sản xuất trong nước, giảm giá thành sản phẩm…

“Những loại hàng hóa giá rẻ của Mỹ cũng như của Trung Quốc từ cuộc chiến thương mại này cũng có nhiều cơ hội để vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan chức năng của Việt Nam cần tăng cường việc quản lý chất lượng, kiểm soát các yếu tố đầu vào, đặc biệt đối với hàng thực phẩm để tăng cơ hội cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có chất lượng cao, giá thành giảm”, ông Phú lưu ý.

Phản ứng tỷ giá phù hợp

Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lợi ích của Việt Nam từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính là việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ nhờ sức cạnh tranh về giá.

“Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có nhiều cơ hội hơn nhưng không phải là quá lớn. Chính vì thế cần lưu ý để giảm thiểu tác động khi những mặt hàng Việt Nam đang lợi thế xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ là những mặt hàng tiêu dùng thông thường, có độ co giãn về giá thấp, trong khi đang có rất nhiều quốc gia khác cũng đẩy mạnh xuất vào Mỹ các mặt hàng cùng chủng loại", ông Thắng nói.

TS. Trần Toàn Thắng cũng bổ sung thêm, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tìm mọi cách để có phản ứng tỷ giá phù hợp với diễn biến mới, đặc biệt là chú ý tới dự trữ ngoại hối và thu hút thêm FDI nhằm cái thiện cán cân ngoại hối; ngoài ra cần có các phương án phù hợp do Mỹ có thể gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Ông Lê Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, khi Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại, nền kinh tế Việt Nam cần quan tâm đến sự xáo động về tài chính - tiền tệ, bởi đây vốn là vấn đề nhạy cảm và nó ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô nếu không có giải pháp phù hợp.

Còn theo ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh biến động tiền tệ và dòng thương mại toàn cầu từ cuộc chiến thương mại, chính sách tỷ giá của Nhà nước cần duy trì tính linh hoạt và mau lẹ. Mức độ điều chỉnh phải lớn hơn nữa mới có thể bù lại chênh lệch của thay đổi tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ và đồng Việt Nam.

Cùng với đó, Việt Nam cần ưu tiên, nỗ lực thiết lập các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường xuất khẩu cũng như đa dạng thị trường xuất khẩu. Chính sách lãi suất cần tập trung hơn vào sự ổn định vĩ mô, thay vì nhấn mạnh đến tăng trưởng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

Thọ Xuân: 434 ha cây trồng được liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm

18:55 , 01/05/2024

Xác định liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

Nông Cống phát triển gần 300 ha sản xuất nông nghiệp an toàn

18:51 , 01/05/2024

Thời gian qua huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp an toàn, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, hữu cơ.

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

Tập trung cấp nước cho lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ

18:15 , 01/05/2024

Do nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vẫn diễn ra tại một số địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho 114 nghìn ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh, ao, hồ và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

Nhiều chính sách kinh tế nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2024

18:12 , 01/05/2024

Từ tháng 5 này, nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in hay cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực.

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

4 tháng năm 2024, Cục Hải quan Thanh Hóa thu ngân sách hơn 6.208 tỷ đồng

16:35 , 01/05/2024

Trong tháng 4/2024, hoạt động hải quan trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục duy trì thông suốt, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua biên giới của tỉnh. Tổng số thu ngân sách của Cục Hải quan Thanh Hóa trong tháng 4 ước đạt 2.376 tỷ đồng.

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

Thanh Hoá có hơn 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh phát triển kinh tế

10:22 , 01/05/2024

Phát huy phẩm chất người lính Bộ đội Cụ Hồ, trở về với cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó, đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

Tỉnh Thanh Hoá có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hoá

08:28 , 01/05/2024

Theo tổng hợp của Sở Công thương Thanh Hoá, hiện toàn tỉnh có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với 55 chủng loại hàng hoá đến 68 thị trường trên thế giới.